Cổ phiếu MBB – Thông tin và lịch sử giá
Cổ phiếu MBB là tên mã chứng khoán của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Đây là ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam và trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Ngân hàng được thành lập vào 04/11/1994 bởi các cổ đông chính: Viettel, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn. Sau 29 năm hoạt động, MB Bank đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. MB Bank luôn được biết đến là ngân hàng hoạt động ổn định với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, tạo được sự tin tưởng với các khách hàng.
Thông tin về doanh nghiệp
Ngân hàng Quân Đội có mạng lưới rộng khắp cả nước với trên 100 chi nhánh và trên 296 điểm giao dịch trải dài khắp 48 tỉnh thành phố. MB Bank còn có văn phòng đại diện tại Liên bang Nga, chi nhánh tại Lào và Campuchia
Lĩnh vực kinh doanh
MB Bank đang hoạt động tại các lĩnh vực chính:
- Kinh doanh ngân hàng theo các quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Ngân hàng lưu ký.
- Kinh doanh trái phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật.
- Gia công, chế tác vàng.
- Kinh doanh mua, bán vàng.
- Đại lý bảo hiểm và các dịch vụ liên quan khác theo quy định của Pháp luật.
- Hoạt động trung gian tiền tệ khác
- Hoạt động bao thanh toán.
- Cung cấp các dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.
Lịch sử hình thành và phát triển của MB Bank
- Với mục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu các dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp quân đội, ngày 4/11/1994, MB Bank đã ra đời với số vốn điều lệ khi thành lập chỉ có 20 tỷ đồng
- Năm 2009, MB hoàn thành việc tăng mức vốn điều lệ lên 5.300 tỷ đồng.
- Ngày 1/11/2011, Công ty được niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE.
- Năm 2021: vốn điều lệ công ty đã được nâng lên 37.783.217.770.000 đồng
Đội ngũ lãnh đạo
Ngân hàng MB ra đời do nhu cầu về các dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp Quân đội nên ban lãnh đạo của ngân hàng quy tụ những người đã từng giữ chức vị cao và có thành tựu lớn trong Bộ Quốc phòng.
Nổi bật nhất là ông Lê Hữu Đức – Chủ tịch Ngân hàng TMCP Quân Đội. Ông có trình độ chuyên môn là Tiến sĩ Quân sự thuộc Học viện Quốc phòng (2007) và đã giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng. Năm 2011, ông về giữ chức Chủ tịch Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB).
Ông Lê Hữu Đức đã ghi dấu ấn đậm nét về việc chỉ đạo xây dựng mô hình quản trị, đồng thời đã định hướng chiến lược cũng như phương thức quản lý của mình tại Ngân hàng MB. Ông cũng nổi tiếng là người có phong cách lãnh đạo rất quyết liệt, những hoạt động tái cấu trúc các công ty thành viên đã mang đến nhiều kết quả tốt và thành tích ấn tượng.
Cũng chính vị Chủ tịch này đã củng cố bản sắc quân đội trong văn hóa doanh nghiệp của Ngân hàng Quân đội, nêu cao những phương châm “Kỷ luật nghiêm – Thượng tôn pháp luật – Hiệu quả – An toàn – Không sợ cạnh tranh – Có trách nhiệm với xã hội”.
Phó chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc là ông Lưu Trung Thái. Ông Thái đã có gần 22 năm gắn bó với MB và nhiều năm liền nắm giữ các vị trí quan trọng của MB như Phụ trách Tín dụng Hội sở, Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc Nhân sự, Phó Tổng Giám đốc. Từ năm 2011 đến 04/2014, ông được giao trọng trách Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) và để lại nhiều dấu ấn mạnh mẽ trong quá trình tái cơ cấu công ty. Ngày 24/04/2013, Ông được tín nhiệm bầu làm thành viên HĐQT MB nhiệm kỳ 2009 – 2014 và chính thức được giao nhiệm vụ Phó Chủ tịch HĐQT từ tháng 09/2013.
Năm 2017, ông được giao trọng trách là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc MB. Với những đóng góp của mình, tại ĐHĐCĐ nhiệm kỳ 2019 – 2024, ông tiếp tục được HĐQT giới thiệu và trúng cử vị trí Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc MB. Ông Lưu Trung Thái để lại dấu ấn trong 3 điểm chính:
- Thứ nhất, ông đã khoác lên MB Bank một “tấm áo mới” – một nhận diện thương hiệu mới năng động và gần gũi với người tiêu dùng hơn.
- Thứ hai, chiến lược mạnh dạn nhất được ông đưa ra là chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng số để thu hút thế hệ người dùng mới, điểm này đã làm cho MB Bank bứt phá vượt trội so với các ngân hàng thương mại khác trên thị trường.
- Thứ ba, thời kỳ của TGĐ Lưu Trung Thái là thời ký MB Bank chính thức bật lên ấn tượng sau giai đoạn đi ngang hồi 2017 trở về trước. Kết thúc năm 2019, MB ghi tên mình trong nhóm các ngân hàng lợi nhuận trên 10 nghìn tỷ đồng, là 1 trong 3 ngân hàng thương mại cổ phần có khả năng sinh lời tốt nhất, năng suất cao nhất và môi trường làm việc được nhiều người lao động khao khát nhất.
Thông tin về mã cổ phiếu MBB
Thông tin chung về mã cổ phiếu MBB
Năm 2011, mã cổ phiếu MBB được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin chung liên quan đến mã cổ phiếu MBB:
- Mã giao dịch: MBB
- Sàn giao dịch: HOSE
- Nhóm ngành: Ngân hàng
- Ngành: Tài chính và bảo hiểm
- Ngày niêm yết: 01/11/2011
- Vốn điều lệ doanh nghiệp: 45.339.861.330.000
Lịch sử giá và giao dịch cổ phiếu MBB trong năm 2022
Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022
- Biến động giá: – 6.983 VNĐ (-29%)
- Giá đóng cửa cao nhất: 28.667 VNĐ (22/02/2022)
- Giá đóng cửa thấp nhất: 14.150 VNĐ (15/11/2022)
- KLGD/ ngày: 11.980.012 cổ phiếu
- Phiên có KLGD nhiều nhất: 51.622.400 cổ phiếu (02/03/2022)
- Phiên có KLGD ít nhất: 3.013.100 cổ phiếu (12/09/2022)
Điểm nổi bật về doanh nghiệp và mã cổ phiếu MBB
Tình hình hoạt động của Ngân hàng MB
Năm 2022, với việc hoàn thiện hệ sinh thái tài chính và chiến lược kinh doanh số được triển khai quyết liệt, Ngân hàng Quân Đội đã ghi nhận tổng tài sản tăng trưởng 26% so với cùng kì 2021, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ bình quân 19%/ năm. Đây là con số đầy ấn tượng khi nền kinh tế đang vừa bước qua thời kì khó khăn do ảnh hưởng từ dịch COVID – 19.
Nhờ liên tục thử nghiệm, nghiên cứu kĩ càng trải nghiệm khách hàng, ngân hàng đã thành công trong việc triển khai sản phẩm nhiều sản phẩm, nâng tầm chất lượng dịch vụ, đáp ứng thị hiếu người dùng. Điều này đã thể hiện rõ qua con số: 8 tháng đầu năm 2022, số người sử dụng ứng dụng MBBank đã tăng 1.5 lần so với năm 2021.
Trong báo cáo quý III/2022, Tổng tài sản của Ngân hàng MB đã đạt 656.800 tỉ đồng, trong đó dư tiền gửi khách hàng là 377.145 tỉ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 6.200 tỉ đồng, tăng gần 62% so với cùng kì.
Các khoản mang lại lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cũng tăng trưởng 38%, mang về gần 26.400 tỉ đồng, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và thu nhập từ góp vốn mua cổ phần cũng tăng 46% và 64%, tương ứng đạt 1.340 tỉ và 127 tỉ đồng.
Về cổ phiếu MBB
Năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến những đà giảm kỉ lục và cổ phiếu MBB cũng không nằm ngoài làn sóng này. Tuy nhiên xét về mặt dài hạn, có thể thấy tiềm năng của cổ phiếu này là rất lớn:
- Tín dụng còn dư địa tăng trưởng tốt và là nguồn thu lớn cho MB Bank
- Nhờ chiến lược marketing hiệu quả và các dịch vụ sáng tạo, hấp dẫn của Ngân hàng số, MB Bank dự kiến sẽ còn thu hút thêm nhiều người dùng.
- MB có lợi thế về chi phí vốn: Với cơ cấu huy động và cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn đa dạng, MBB có thể duy trì lợi thế là chi phí vốn thấp và biên lãi ròng NIM ở mức cao trong dài hạn.
- Các công ty con trong hệ sinh thái tài chính của MB đóng góp tích cực vào doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn.
- MB Bank ứng dụng chuyển đổi số để tăng năng suất, tiết giảm chi phí hoạt động. Điều này giúp MBB tối ưu chi phí, tăng trưởng lợi nhuận bền vững trong dài hạn.
Chứng khoán Pinetree miễn hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và áp dụng lãi suất Margin 9,9%/năm từ 03/01/2023 không kèm điều kiện. Đây là chính sách tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Để mua cổ phiếu MBB, nhà đầu tư có thể tải app AlphaTrading, mở tài khoản eKYC chỉ 2 phút tại đây.
Công ty cổ phần chứng khoán Pinetree
-
Zalo OA: Chứng khoán Pinetree
-
Fanpage: Chứng khoán Pinetree
-
Youtube channel: Pinetree Securities
Bài viết sử dụng hình ảnh của freepik và các trang web cho sử dụng hình ảnh miễn phí khác.