Thống kê giao dịch tuần 13/02-17/02/2023
Diễn biến khu vực trong tuần
Thị trường thế giới tuần qua diễn biến trái chiều trước những một số dữ liệu kinh tế quan trọng của nước Mỹ. Vào thứ 5 ngày 16/2, Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số giá sản xuất PPI tháng 1 – một thước đo lạm phát theo dõi giá bán buôn – tăng 0.7%, cao hơn dự báo từ các chuyên gia kinh tế. Chỉ số Dow Jones giảm tuần thứ 3 liên tiếp trong khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm và 2 năm đều chạm mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 11/2022, qua đó gây áp lực lên chứng khoán Mỹ.
Thị trường Việt Nam
Thị trường Việt Nam tuần vừa qua hồi phục nhẹ về mặt điểm số tuy nhiên thanh khoản lại giảm sút. Mặc dù thị trường thế giới tiếp tục lo ngại về việc nền kinh tế và thị trường chứng khoán sẽ đứng vững như thế nào khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát cao thì thị trường Việt Nam trong tuần gần như không cho thấy bất cứ sự ảnh hưởng nào.
Top cổ phiếu ảnh hưởng đến VN-Index trong tuần
BID là cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh nhất tuần qua với mức +6.6%, kết tuần tại mức giá 45,800 đồng/cp. Đà tăng của cổ phiếu này tập trung vào 3 phiên cuối tuần. Qua đó, đây cũng là cổ phiếu có tác động tích cực nhất tới VN-Index trong tuần qua nếu tính theo số lượng cổ phiếu lưu hành. Ở chiều ngược lại, VHM là cổ phiếu dẫn đầu đà giảm có ảnh hưởng tới VN-Index trong tuần qua.
Top cổ phiếu tăng/giảm trong nhóm VN-30
Nhóm cổ phiếu ngân hàng chính là trụ đỡ của thị trường trong tuần qua, theo đó cũng chính là nhóm tăng mạnh nhất trong VN30 với dẫn đầu là BID. Ở chiều ngược lại, bộ đôi cổ phiếu bất động sản NVL và PDR có tuần giao dịch khá tiêu cực, đặc biệt là NVL phải đứng trước nhiều thông tin bất lợi cho cổ phiếu này trong tuần. Cụ thể, NVL cho biết đang cân nhắc khả năng bán bớt tài sản để tái cơ cấu toàn diện doanh nghiệp này.
Biến động giá các nhóm ngành trong tuần
Nhóm cổ phiếu dầu khí có tuần tăng trưởng thứ 2 liên tiếp, dẫn đầu đà tăng khi so sánh với các nhóm ngành khác. Nổi bật nhất trong họ dầu khí trong tuần và bộ đôi PVD và PVS. Theo đó, về kết quả kinh doanh quý 4/2022, sau khi trừ chi phí, PVS lãi ròng hơn 325 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ và cao nhất kể từ quý 2/2019.
Tỷ trọng thanh khoản các nhóm ngành trong tuần
Giao dịch khối ngoại
Sau nhiều tuần mua ròng, khối ngoại đã chuyển sang bán ròng hơn gần 390 tỷ đồng. Trong đó, STB là cổ phiếu bị nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh nhất với giá trị 317 tỷ đồng, cổ phiếu này cũng vướng vấn để về tranh cãi room ngoại và sau đó bị khối ngoại bán ròng mạnh trong tuần. Chiều mua ròng tỏ ra khá khiêm tốn khi PVD dẫn đầu với giá trị chỉ 86 tỷ đồng.
Giao dịch tự doanh
Top cổ phiếu mua/bán ròng tự doanh
Giá trị mua/bán ròng theo NĐT
Cá nhân trong nước mua ròng mạnh trong tuần qua với tổng giá trị lên tới hơn hơn 440 tỷ, họ chủ yếu mua ròng các cổ phiếu ngành bất động sản và ngân hàng. Tổ chức nước ngoài là bên đối ứng khi họ bán ròng hơn 553 tỷ đồng.
Top cổ phiếu mua/bán ròng theo nhà NĐT
Thống kê phái sinh
Công ty cổ phần chứng khoán Pinetree
-
Zalo OA: Chứng khoán Pinetree
-
Fanpage: Chứng khoán Pinetree
-
Youtube channel: Pinetree Securities
Bài viết sử dụng hình ảnh của freepik và các trang web cho sử dụng hình ảnh miễn phí khác.