Các chỉ số tài chính
Giá hiện tại (đồng)
29,000
Khối lượng GD trung bình 1 tháng (CP)
370,639
Cao nhất 6 tháng
3,407,352
Thấp nhất 6 tháng
15,920
EPS
7,053
ROE
26.95%
ROA
13.66%
% Cổ tức
45%
Vốn hóa thị trường
(Tỷ đồng)
1,440
Vốn chủ sở hữu
(Tỷ đồng)
1,333
Các mảng kinh doanh chính
May theo hợp đồng FOB
May gia công
Sản xuất Chăn Đệm
Doanh thu năm 2019 của công năm 2019 đạt 4412 tỉ đồng, top 6 những công ty may có doanh thu lớn nhất tính cả doanh nghiệp FDI. Qua 15 năm phát triển công ty xây dựng được 18 xưởng dệt may, 1 nhà máy sản xuất chăn đệm tạo công ăn việc làm cho 11.000 lao động.
Doanh thu
Dù trong nước May Sông Hồng rất nổi tiếng với dòng sản phẩm chăn đệm phủ khắp các tỉnh miền Bắc từ giai đoạn 2010-2015. Nguồn doanh thu chính của MSH đến từ các hợp đồng FOB và đơn hàng gia công xuất khẩu. Hai mảng trên đang tăng dần tỉ trọng doanh thu từ 89% năm 2018 đến 93% năm 2019. Năm 2019 cũng là năm tăng trưởng đột phá trong doanh thu của công ty, đạt 12.5%, đưa MSH thành điểm sáng của ngành dệt may. Ban lãnh đạo của MSH đang định hướng chuyển dịch cơ cấu doanh thu nhiều hơn sang mảng FOB vốn có biên lợi nhuận cao hơn và tiết giảm nhận đơn hàng gia công CMT.
Hiện tại
Lợi nhuận quý 1,2 2020 của MSH liên tục sụt giảm so với cùng kì năm trước do dịch bệnh Covid 19. Theo thông tin từ Tập Đoàn Dệt May:" Xét về mức độ suy giảm chung của ngành dệt may trên toàn thế giới, Việt Nam vẫn là điểm sáng khi ghi nhận giảm 14%, trong khi Bangladesh và Ấn Độ đều giảm 23% trong 6 tháng đầu năm. Hiện nay, đơn hàng cho quý 4 hầu như chưa có và là một thách thức vô cùng lớn cho kế hoạch kinh doanh của Tập đoàn. Ông Lê Tiến Trường cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn đã được lên kế hoạch và dự báo khá sát so với kết quả hiện tại. Ông cho rằng, 6 tháng đầu năm chưa phải là thời điểm khó khăn nhất, do kinh tế vẫn còn được thông thương và số ca nhiễm bệnh chưa tăng cao như hiện nay. Tuy nhiên, so với thời điểm hiện tại khi mà thế giới đang bước vào thời kỳ không thể kiểm soát được dịch bệnh, việc làm chưa tạo lập lại, tiền trong các quốc gia đều đang ở trạng thái cạn kiệt và nhu cầu tiêu dùng giảm, thì quý 3 và quý 4 của năm 2020 mới thật sự là thử thách đối với ngành dệt may."
Hiện công ty đã chuyển sang sản xuất khẩu trang, đồ bảo hộ, tạo công ăn việc làm nhằm giữ chân người lao động. Tuy nhiên, theo cập nhật, đơn giá sản xuất các sản phẩm trên cũng đang suy giảm do nguồn cung đang vượt cầu. Trong khi đó, lượng đơn hàng truyền thống có khả năng giảm so với cùng kì do nhu cầu yếu tại các thị trường truyền thống gốm Mỹ, EU. Điều này khiến các nhà bán lẻ hạn chế đặt đơn hàng mới, giãn, chậm thanh toán đơn hàng cũ khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam ứ đọng vốn, gặp khó khăn trong duy trì sản xuất.
Với mảng chăn đệm, sản phẩm của MSH đang bị cạnh tranh gay gắt bởi Hanvico và Everon làm ảnh hưởng biên lợi nhuận, công ty đã tạo được kênh phân phối mới tại Nhật bản bước đầu thu được doanh thu khoảng 4 triệu USD năm 2019, đóng góp 20% doanh thu từ mảng chăn đệm.
Công ty đã lên kế hoạch xây dựng nhà máy may Sông Hồng 10, tạo động lực tăng trưởng mới, mặt bằng cho dự án đã giải phóng xong. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh phức tạp nên ban lãnh đạo cho biết dự án sẽ tạm thời dừng lại, chờ tín hiệu tích cực từ thị trường.
Rủi ro
Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đều đang gặp khó khăn trong giai đoạn hiện tại dù nhiều hay ít. Rủi ro của MSH đến từ ba nguồn chính bao gồm:
- Rủi ro từ đối tác
- Rủi ro thị trường
1. Rủi ro từ đối tác
Vừa qua, MSH đã thông tin về vụ việc Newyork & Company phá sản, từ đó gây ra rủi ro mất vốn trị giá 216 tỉ trong khoản mục hàng phải thu. Do dịch bệnh bùng phát, các nhà bán lẻ tại Mỹ cũng đang gặp khó khăn do nhu cầu giảm, cửa hàng phải đóng cửa. Trong số đó, hai đối tác lớn của MSH là Columbia Sportwear Ltd, hay G-III Apparel Group Ltd đều đã ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ quý 2/2020. Do đó, rủi ro mất vốn có thể tiếp tục xảy ra
2. Rủi ro thị trường
Vì các biện pháp giãn cách xã hội, nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh khiến các nhà bán lẻ lưỡng lự trong việc đặt đơn hàng mới cho mùa đông. TAL Apparel Ltd., một tập đoàn may mặc lớn ở Hồng Kong, nhà cung cấp gián tiếp cho thương hiệu lớn như lacoste thông báo hiện tại họ chưa nhận thấy dấu hiệu nào trong việc phục hồi số lượng đơn hàng so với năm ngoái.