Có nên đầu tư cổ phiếu BMP không? | Pinetree Securities
Kiến thức cơ bản 30/06/2023

Cổ phiếu BMP: Có nên đầu tư không?

Cổ phiếu BMP: Có nên đầu tư không?

1. Thông tin chung về doanh nghiệp

Nhắc đến ngành nhựa thì không thể nhắc đến Công ty cổ phần nhựa Bình Minh (mã cổ phiếu BMP). Trong 2 quý đầu năm 2023, giá cổ phiếu BMP đã tăng rất mạnh. Chỉ chưa đầy 2 tháng, giá cổ phiếu tăng hơn 50% với khối lượng khớp lệnh kỷ lục và đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2021. Điều gì đã khiến cho cổ phiếu BMP tạo ra sức hút lớn như vậy? Hãy cùng Pinetree tìm hiểu kỹ hơn về mã cổ phiếu BMP này nhé.

1.1 Lĩnh vực kinh doanh của BMP

Nhựa Bình Minh chuyên sản xuất các sản phẩm ống nhựa xây dựng. Sản phẩm của BMP được sử dụng để lắp đặt các hệ thống đường ống trong các công trình dân dụng và hạ tầng.

Sản phẩm chính của BMP là ống nhựa với 3 chất liệu chính:

  • Ống nhựa polyvinyl clorua có tên viết tắt là PVCU
  • Ống nhựa chịu được áp lực và nhiệt cao hơn là polypropylene – có tên viết tắt là PPR. PPR và PVCU được dùng chủ yếu trong các công trình xây dựng dân dụng.
  • Loại thứ 3 là ống nhựa HDPE được dùng chủ yếu trong các công trình hạ tầng.

Ngoài nhóm sản phẩm ống nhựa chiếm khoảng 85% cơ cấu doanh thu của BMP thì 10% doanh thu đến từ bán phụ tùng ống nhựa.

Bên cạnh đó BMP cung cấp các sản phẩm khác như bình phun thuốc trừ sâu và mũ bảo hộ lao động. Nhưng tỷ trọng doanh thu không đáng kể.

Cạnh tranh với BMP trên thị trường ống nhựa hiện nay có thể kể đến nhựa Tiền Phong, HSG với ống nhựa hoa sen, hay tập đoàn Tân Á Đại Thành với ống nhựa Stroman.

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của BMP

CTCP Nhựa Bình Minh được thành lập vào năm 1977.

Năm 1994, công ty đổi tên thành CÔNG TY NHỰA BÌNH MINH. Nhựa Bình Minh là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ.

Năm 1996, Khánh thành Nhà máy 2 – diện tích 20.000 m2 tại Bình Dương với trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Châu Âu – đánh dấu một bước phát triển về quy mô và năng lực sản xuất của Công ty.

Sau cổ phần hóa, Công ty chính thức hoạt động dưới tên gọi CTCP Nhựa Bình Minh từ ngày 02/01/2004. Đây là cột mốc đánh dấu sự thay đổi về cơ chế hoạt động của Công ty, tạo tiền đề cho các phát triển vượt bậc về sau.

Năm 2006, Nhựa Bình Minh chính thức niêm yết trên sàn giao dịch HOSE với mã chứng khoán là BMP.

Ngày 21/12/2007: Khánh thành Công ty TNHH MTV Nhựa Bình Minh miền Bắc tại Hưng Yên. Thương hiệu Nhựa Bình Minh chính thức tham gia chinh phục thị trường phía Bắc.

Ngày 18/11/2015: Khánh thành Nhà máy Bình Minh Long An.

1.3 Đội ngũ lãnh đạo:

Cổ đông lớn nhất nắm quyền chi phối Nhựa Bình Minh với tỷ lệ 54.9% là Nawaplastic. Công ty mẹ của Nawaplastic là Tập đoàn SCG Thái Lan. Đây là tập đoàn hoạt động ở 3 lĩnh vực chính là hóa dầu, bao bì và xi măng. Thâm nhập vào thị trường VN từ năm 1992, hiện nay SCG còn nắm cổ phần tại nhiều doanh nghiệp khác như TPC VINA, Nhựa Minh Thái, công ty Giấy Kraft Vina, công ty Bao bì Tân Á… Cổ đông lớn thứ hai nắm giữ hơn 11% cp của BMP là quỹ ngoại KWE. Tổng giám đốc Nguyễn Hoàng Ngân chỉ nắm khoảng 0.76% cp BMP.

Image 3

2. Thông tin về mã cổ phiếu BMP và các chỉ số tài chính

Trong bối cảnh các cổ phiếu đang tìm cách để trở về đỉnh cũ, cổ phiếu BMP liên tục vượt các đỉnh cũ và không ngừng tăng. Đặc biệt, BMP giữ đà tăng rất tốt trong 6 tháng trở lại đây. Kết thúc phiên 13/6/2023, BMP được giao dịch với thị giá 92.000/cp (tính theo giá đóng cửa) và đạt mức vốn hóa hơn 7500 tỷ đồng.

Các số liệu tài chính của BMP tính đến ngày 29/06/2023:

Mở cửa: 91,000Dư mua: 2,700% NN sở hữu: 83.2
Cao nhất: 91,400Dư bán: 12,600Beta: 0.32
Thấp nhất: 89,000Cao 52T: 93,500EPS: 10,378
KLGD: 449,800Thấp 52T: 48,500P/E: 8.86
Vốn hóa: 7,285.62KLBQ 52T: 148,229F P/E: 11.56
NN mua: 135,604BVPS: 35,451P/B: 2.59

3. Các chỉ số tài chính của BMP

Diễn biến doanh thu của BMP khá đều đặn trong vòng 6 năm trở lại đây nhưng không có tăng trưởng đột biến. Ngành sản xuất ống nhựa xây dựng ở Việt Nam khá cạnh tranh. Nhưng 1 điều đáng ghi nhận là BMP vẫn tăng trưởng doanh thu năm 2020 và chỉ giảm 2.8% vào năm 2021. Trong khi đây là quãng thời gian thị trường Việt Nam bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Về lợi nhuận, sau khi giảm sâu gần 60% vào năm 2021 thì hoạt động kinh doanh của BMP đã hồi phục vào năm 2022. Tăng trưởng doanh thu đạt 27.6% và lợi nhuận ròng đạt 223.9%.

Image 4

Tiếp nối đà hồi phục đó, Q1 năm 2023 BMP ghi nhận doanh thu và lợi nhuận ròng tăng lần lượt 6.7% và 120% so với cùng kỳ năm trước.

Image 5

KQKD hàng quý của BMP tăng trưởng khá ổn định. Doanh thu của BMP chỉ bị sụt giảm mạnh vào quý 3/2021 – thời điểm căng thẳng của dịch Covid. Nhưng BMP đã nhanh chóng đưa doanh số tăng trưởng trở lại vào quý 4. Tuy nhiên, do diễn biến giá nguyên vật liệu tăng mạnh nên lợi nhuận của Doanh nghiệp đã liên tục lao dốc về mức giảm hơn 540% vào Q4/2021.

4. Triển vọng doanh nghiệp:

Trong ngắn hạn, BMP sẽ được hưởng lợi nhờ mặt bằng giá hạt nhựa PVC duy trì ở mức thấp. Điều này giúp mở rộng biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Trong nửa đầu năm 2023, giá hạt nhựa PVC giao ngay tại TQ đã giảm gần 16% trở về mặt bằng giá thấp đầu năm 2020.

Sự tăng trưởng của ngành nhựa xây dựng liên quan trực tiếp đến mức độ hồi phục của thị trường bất động sản. Theo báo cáo của Bộ xây dựng, quý 1/2023, số lượng dự án nhà ở thương mại được cấp phép mới chỉ có 17 dự án. Con số này tiếp tục suy giảm hơn 22% so với quý 4/2022 và chỉ bằng khoảng 43,59% so với quý 1/2022. Điều này cho thấy thị trường BĐS vẫn còn nhiều vướng mắc. Vì vậy, ngành nhựa xây dựng cũng sẽ còn đối mặt nhiều khó khăn để hồi phục. Với việc BMP tập trung HĐKD tại thị trường miền nam thì còn nhiều khó khăn mà BMP cần đối mặt.

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và áp dụng công cụ lãi suất Margin 9.9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Để mua cổ phiếu BMP, nhà đầu tư có thể tải app AlphaTrading, mở tài khoản eKYC chỉ 2 phút tại đây.

Công ty cổ phần chứng khoán Pinetree

Copyright 2022. Công ty Cổ phần chứng khoán Pinetree | GPKD: 0101294902
Tạo phản hồi mới
Tra cứu phản hồi