Khối ngoại trở lại mua ròng gần 450 tỷ đồng trên HOSE, tâm điểm một cổ phiếu ngân hàng
Thống kê giao dịch của khối ngoại quần qua, họ mua ròng trên HOSE nhưng bán ròng trên HNX và thị trường UPCoM.
Trên HOSE, NĐT nước ngoài chuyển hướng mua ròng gần 445 tỷ đồng, trong đó gom ròng 640 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh. Cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) được khối này mua vào nhiều nhất với giá trị 732 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 30 triệu đơn vị. Cùng chiều, chứng chỉ quỹ FUEVFVND và FPT cũng được mua ròng lần lượt 523 tỷ và 379 tỷ đồng.
Danh mục Top10 gom ròng còn có sự góp mặt MWG (181 tỷ đồng), PNJ (166 tỷ đồng), VHM (142 tỷ đồng), VCB (87 tỷ đồng), SSI (82 tỷ đồng), TPB (49 tỷ đồng) và VCI (49 tỷ đồng).
Ở phía đối diện, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát bị xả ròng mạnh nhất với giá trị hơn 306 tỷ đồng. Đứng thứ hai trong danh mục xả ròng của khối ngoại là cổ phiếu HDB với 242 tỷ đồng. Cùng chiều, danh mục các mã bị NĐT ngoài bán ròng mạnh nhất còn có nhiều đại diện thuộc nhóm vốn hóa lớn và trung bình như VPB, DPM, VRE, OCB, PLX, GMD, VND, VHCvới quy mô 71 – 306 tỷ đồng.
vietnambiz.vn
Tín dụng vọt tăng 8,53% sau gần ba quý, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ
Trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2024, Tổng cục Thống kê (TCTK) cho biết tính đến thời điểm 27/9, tăng trưởng tín dụng đạt 8,53% so với đầu năm, trong khi cùng thời điểm này năm ngoái tăng trưởng mới chỉ là 6,24%.
Như vậy, có thể ước tính từ đầu năm đến gần cuối quý III, dư nợ toàn nền kinh tế đã tăng thêm 1,16 triệu tỷ đồng. Nếu chỉ tính riêng quý III, dư nợ đã tăng thêm gần 330.000 tỷ đồng hay 2,43%. TCTK đánh giá kết quả tăng trưởng tín dụng trên đạt mức khá.
Tín dụng đã có sự tăng tốc rõ rệt trong tháng 9 so với giai đoạn đầu quý III. Trước đó, tăng trưởng tín dụng cuối tháng 7 đạt 5,93%, giảm so với thời điểm cuối quý II. Tuy nhiên, đến ngày 17/9, tăng trưởng tín dụng đã lên mức 7,38%.
cafef.vn
EU bỏ phiếu ủng hộ áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu của Trung Quốc
Ngày 4/10, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp thuế bổ sung đối với xe ô tô điện nhập khẩu của Trung Quốc, trong bối cảnh các cuộc đàm phán với Bắc Kinh nhằm tìm giải pháp cho tranh chấp thương mại vẫn đang diễn ra.
Tại cuộc bỏ phiếu, đa số các nước thành viên EU chấp thuận kế hoạch áp thuế bổ sung đối với xe điện nhập khẩu của Trung Quốc. Chỉ có Đức - cường quốc ô tô của EU, và Hungary, bỏ phiếu chống. Trước đó, chính phủ và các nhà sản xuất ô tô của Đức đã nhiều lần bày tỏ quan ngại “cuộc chiến thương mại” với Trung Quốc có thể gây tổn hại đến ngành sản xuất ô tô của nước này.
Dự kiến, quyết định áp thuế sẽ có hiệu lực kể từ ngày 31/10 tới, trừ khi các cuộc đàm phán với Trung Quốc đưa ra được giải pháp giúp chấm dứt tình trạng bế tắc. Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) Olof Gill tuyên bố bất kỳ giải pháp nào do Bắc Kinh đề xuất đều phải phù hợp với các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Theo kế hoạch, các nhóm kỹ thuật của EU và Trung Quốc sẽ tiếp tục đàm phán vào ngày 7/10.
Nếu được áp dụng, thuế đối với các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc sẽ là 17% đối với ô tô của BYD, 18,8% đối với ô tô của Geely và 35,3% đối với ô tô của SAIC thuộc sở hữu nhà nước. Geely có các thương hiệu bao gồm Polestar và Volvo của Thụy Điển, trong khi SAIC sở hữu MG của Anh, một trong những thương hiệu xe điện bán chạy nhất châu Âu.
vietnambiz.vn
**Bài viết mang tính chất tham khảo, không phải khuyến nghị mua bán.