Hỗ trợ, kháng cự là gì? Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự - PineTree Securities
Hỗ trợ, kháng cự là gì? Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự
Kiến thức 05/05/2022

Hỗ trợ, kháng cự là gì? Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ, kháng cự là gì? Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ, kháng cự là gì?

Vùng hỗ trợ

Hỗ trợ là vùng giá mà ở đó xu hướng giá giảm được kỳ vọng sẽ đảo chiều tăng hoặc di chuyển  chậm lại. Các nhà đầu tư thường có xu hướng mua cổ phiếu khi xác định giá đang ở vùng hỗ trợ.

Vung Ho Tro La Gi
Hình minh họa vùng hỗ trợ

Vùng kháng cự

Kháng cự là vùng giá mà ở đó xu hướng giá tăng được kỳ vọng sẽ đảo chiều giảm hoặc di chuyển  chậm lại. Nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu khi xác định giá đang ở vùng kháng cự.

Vung Khang Cu La Gi
Hình minh họa vùng kháng cự

Vì giá cả biến động theo chuỗi đỉnh và đáy và hướng đi của chúng sẽ giúp nhà đầu tư xác định xu thế thị trường.

Với 1 xu hướng tăng sẽ tạo dựng ra các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự theo chiều hướng đi lên, trong khi đó với 1 xu hướng giảm các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự sẽ tạo theo chiều hướng đi xuống.

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Dưới đây là 2 cách xác định vùng hỗ trợ và vùng kháng cự phổ biến:

Sử dụng đường xu hướng (Trendline)

Đường xu hướng là một đường thẳng giúp các nhà đầu tư nhận định xu hướng giá trong một khoảng thời gian tương ứng.

Để vẽ đường xu hướng, nhà đầu tư cần nối các giá cao nhất hoặc thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Đường xu hướng có 2 loại:

+ Đường xu hướng tăng: các giao dịch mua sẽ gia tăng khi giá cổ phiếu tiệm cận đường xu hướng (h1).

+ Đường xu hướng giảm: các giao dịch bán sẽ gia tăng khi giá cổ phiếu tiệm cận đường xu hướng (h2).

Duong Xu Huong Tang
Hình 1: minh họa đường xu hướng tăng
Duong Xu Huong Giam
Hình 2: minh họa đường xu hướng giảm

Sử dụng đường trung bình giá MA

Nhà đầu tư có thể sử dụng đường trung bình giá (Moving Average) để làm đường hỗ trợ và kháng cự trong ngắn hạn, đường trung bình giá sẽ làm phẳng đi các tín hiệu nhiễu của giá trong ngắn hạn từ đó tạo nên các kháng cự khi giá nằm dưới đường trung bình và đường hỗ trợ khi giá nằm trên đường trung bình.

Duong Trendline
Hình minh họa đường trung bình giá

Như hình trên, khi giá tăng vượt đường trung bình giá 20 ngày, đường trung bình giá sẽ là đường hỗ trợ mà ở đó khi giá giảm dần về đường trung bình do áp lực chốt lời thì lực mua sẽ gia tăng, từ đó giá sẽ trở lại xu hướng tăng.

Ngược lại khi giá nằm dưới đường trung bình giá 20 ngày, đường trung bình giá sẽ là đường kháng cự, khi giá dần tiến về đường trung bình giá thì áp lực bán sẽ gia tăng từ đó giá sẽ quay trở lại xu hướng giảm.

Việc xác định được vùng kháng cự và vùng hỗ trơ có thể giúp nhà đầu tư xác định được các dấu hiệu đảo chiều của giá cổ phiếu từ đó có thể hỗ trợ ra các quyết mua hoặc bán cổ phiếu.  Tuy nhiên trên thực tế, việc xác định vùng kháng cư và vùng hỗ trợ là chưa đủ, nhà đầu tư nên kết hợp việc xác định vùng hỗ trợ và kháng cự với các phương pháp khác như xác định xu hướng chung của ngành, phân tích các yếu tố nội tại của doanh nghiệp định giá cổ phiếu,… để có quyết định đúng đắn nhất.

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Công ty Cổ phần chứng khoán Pinetree

Bài viết sử dụng hình ảnh của freepik và các trang web cho sử dụng hình ảnh miễn phí khác.
Copyright 2022. Công ty Cổ phần chứng khoán Pinetree | GPKD: 0101294902