Tỷ lệ bao phủ nợ xấu là gì?
Khái niệm
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu là “thước đo” đánh giá khả năng phòng thủ của ngân hàng trước những rủi ro liên quan đến nợ xấu.
Công thức tính tỷ lệ bao phủ nợ xấu
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính – ngân hàng đã có những phân tích đáng chú ý liên quan đến cách tính toán chỉ số này. Có 2 định nghĩa khác nhau:
- Thứ nhất là “Tỷ lệ dự phòng rủi ro”: Dự phòng nợ xấu/tổng dư nợ.
Ví dụ, theo Báo cáo tài chính năm 2020 của Vietcombank, tại thời điểm 31/12/2020, dự phòng nợ xấu gần 19.243 tỷ đồng, tổng dư nợ 839.788 tỷ đồng và tỷ lệ dự phòng nợ xấu/tổng dư nợ là 2,29%. Tỷ lệ này đã nói lên Ngân hàng có bao nhiêu dự phòng nợ xấu để bao phủ toàn bộ dư nợ hiện hữu. Cụ thể, tỷ lệ 2,29% có nghĩa là trên 100 đồng nợ thì Vietcombank dự phòng 2,29 đồng cho nợ xấu.
- Thứ hai, “Tỷ lệ bao phủ nợ xấu”: Dự phòng nợ xấu/tổng dư nợ xấu
Ví dụ: Tại thời điểm 31/12/2020, bên cạnh dự phòng nợ xấu trên, tổng dư nợ xấu của Vietcombank đạt xấp xỉ 5.230 tỷ đồng và tỷ lệ bao phủ nợ xấu (tỷ lệ dự phòng nợ xấu/tổng dư nợ xấu) là 367,96%.
Phân biệt tỷ lệ bao phủ nợ xấu với tỷ lệ dự phòng rủi ro
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được ngân hàng trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Nhìn chung 2 khái niệm này đều là trích lập 1 khoản phòng trừ rủi ro nợ xấu có thể xảy ra.
Theo quy định từ Thông tư 11/2021/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành ngày 30/07/2021 quy định về phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, số tiền dự phòng chung phải trích bằng 0.75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Có nghĩa là cứ cho vay 1 đồng, ngân hàng phải trích dự phòng chung 0.75 đồng, mặc dù khoản vay vẫn được đánh giá là tốt. Dự phòng chung thường chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số dư dự phòng.
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ gồm:
- Nợ tiêu chuẩn (Nhóm 1): 0%
- Nợ cần chú ý (Nhóm 2): 5%
- Nợ dưới chuẩn (Nhóm 3): 20%
- Nợ nghi ngờ (Nhóm 4): 50%
- Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5): 100%.
Tại sao cần quan tâm đến chỉ số này?
Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý IV/2022 của 27 ngân hàng cho thấy, bức tranh nợ xấu có sự phân hóa khá mạnh. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng tại đa số nhà băng. Hiện chỉ còn số ít ngân hàng giữ được tỷ lệ nợ xấu ở dưới mức 1%, có thể kể đến Vietcombank, MB, ACB, Techcombank, BacABank, TPBank. Khi tỷ lệ nợ khó đòi tăng cao trên diện rộng sẽ dẫn đến rủi ro hệ thống liên ngân hàng và nghiêm trọng hơn có thể gây nên một cuộc khủng hoảng tài chính.
Theo các chuyên gia, ngân hàng nào càng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao thì lợi nhuận sẽ ít bị ảnh hưởng bởi nợ xấu hơn và ngược lại. Vì khi không thể thu hồi được nợ, ngân hàng chỉ cần trích lập dự phòng ra để cấn trừ vào khoản nợ đó.
Chứng khoán Pinetree miễn hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và áp dụng lãi suất Margin 9,9%/năm từ 03/01/2023 không kèm điều kiện. Đây là chính sách tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Để giao dịch chứng khoán, nhà đầu tư có thể tải app AlphaTrading, mở tài khoản eKYC chỉ 2 phút tại đây.
Công ty cổ phần chứng khoán Pinetree
-
Zalo OA: Chứng khoán Pinetree
-
Fanpage: Chứng khoán Pinetree
-
Youtube channel: Pinetree Securities
Bài viết sử dụng hình ảnh của freepik và các trang web cho sử dụng hình ảnh miễn phí khác.