Cổ phiếu ACB – Thông tin và lịch sử giá | Chứng khoán Pinetree
Cổ phiếu ACB – Thông tin và lịch sử giá
Cổ phiếu tiềm năng 16/03/2023

Cổ phiếu ACB – Thông tin và lịch sử giá

Cổ phiếu ACB – Thông tin và lịch sử giá

ACB là một trong những ngân hàng có kết quả hoạt động ấn tượng trong những năm qua. Đặc biệt, cổ phiếu ngân hàng ACB cũng được nhiều nhà đầu tư tin tưởng lựa chọn. Sau đây là một số thông tin cơ bản về ngân hàng ACB.

1. Lĩnh vực kinh doanh

Ngân hàng ACB hoạt động với các trọng tâm chính như sau:

  • Huy động các nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn cũng như dài hạn. Đồng thời, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và vốn phát triển từ các tổ chức trong nước cũng như vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
  • Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cùng với hoạt động chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá. Tiến hành góp vốn và liên doanh theo luật định.
  • Tiến hành các dịch vụ thanh toán giữa khách hàng.
  • Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và các hoạt động thanh toán quốc tế. Huy động các loại nguồn vốn từ khu vực nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng liên quan khác trong quan hệ với nước ngoài.

2. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp

  • Giai đoạn 1993 – 2000: Giai đoạn đầu thành lập và cơ cấu tổ chức của ACB.
  • Giai đoạn 2001 – 2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. Năm 2004, Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA) được thành lập.
  • Giai đoạn 2006 – 2010: ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng 10/2006. Trong năm 2007, ACB tiếp tục chiến lược đa dạng hóa hoạt động, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB (ACBL)
  • Năm 2012: Sự cố bầu Kiên bị bắt tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng.
  • Năm 2014: ACB nâng cấp hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi (core banking) từ TCBS lên DNA, thay thế hệ cũ đã sử dụng 14 năm
  • Năm 2015: ACB hoàn thành các dự án chiến lược như (i) tái cấu trúc kênh phân phối
  • Năm 2016: ACB đã hoàn thành theo tiến độ nhiều hạng mục của các dự án công nghệ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, vận hành và quản lý hệ thống

3. Đội ngũ lãnh đạo:

Ông Trần Hùng Huy – Chủ tịch HĐQT ACB và cũng là  chủ tịch ngân hàng trẻ nhất tại Việt Nam, nắm giữ chức vụ này khi mới 34 tuổi.

Ông Từ Tiến Phát: hiện là Tổng giám đốc ACB. Ông tốt nghiệp Cử nhân kinh tế và Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Ông đã có hơn 23 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Những thành viên HĐQT còn lại bao gồm: Ông Bùi Tấn Tài – Phó Tổng giám đốc thường trực, Ông Đàm Văn Tuấn – Phó Tổng Giám đốc, Bà Nguyễn Thị Hai – Phó Tổng giám đốc, Ông Nguyễn Văn Hòa – Phó Tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng kiêm Giám đốc Tài chính, Ông Nguyễn Khắc Nguyện – Phó Tổng giám đốc, Ông Nguyễn Đức Thái Hân – Phó Tổng giám đốc, Bà Nguyễn Thị Tuyết Vân – Phó Tổng giám đốc, Ông Ngô Tấn Long – Phó Tổng giám đốc.

4. Kết quả kinh doanh:

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) công bố kết quả kinh doanh năm 2022 với mức lợi nhuận trước thuế hợp nhất là 17.100 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch năm. Tín dụng đạt 413.700 tỷ đồng, tăng 14,3% và huy động đạt 414.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2021. ROE đạt 26,5%.

5. Thông tin về mã trái phiếu

ACB niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào ngày 31/10/2006. Vào ngày 09/12/2020, ACB chào sàn HOSE với khổi lương hơn 2.16 tỷ cổ phiếu.

Lịch sử giá cổ phiếu ACB cập nhật ngày 14/03/2023

Mở cửa: 24,550Dư mua: 357,700% NN sở hữu: 30
Cao nhất: 24,700Dư bán: 70,700Beta: 1.18
Thấp nhất: 23,950Cao:  52T27,100EPS: 4,442
KLGD: 6,765,600Thấp: 52T17,500P/E: 5.52
Vốn hóa: 81,227.31KLBQ: 52T3,392,632F P/E: 6.89

6. Điểm nổi bật

ACB là một trong những ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao. Cuối Quý 3/2021, tỷ lệ nợ xấu của ACB đã tăng nhẹ lên 0,84 % (+15 bps so với quý 2/2021; +1 bps so với cùng kỳ năm trước). Nợ Nhóm 2 tăng lên 2,4 nghìn tỷ, tương đương 0,72 % dư nợ, khả năng duy trì thuộc nhóm thấp nhất ngành. ACB đã quyết liệt trích lập dự phòng, theo đó chi phí dự phòng tăng 5,1 lần so với cùng kỳ năm trước lên mức 820,1 tỷ.

Thêm vào đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu cuối Quý 3/2021 của ACB duy trì ở mức cao 197,7% so với 207,7% trong Quý 2/2021 và 160,3 % vào cuối năm 2020. Tổng nợ được cơ cấu lại của ACB tăng lên 13,4 nghìn tỷ, cao hơn mức 8,2 nghìn tỷ trong Quý 2. Trong đó, ngân hàng ACB chia sẻ đã trích lập đầy đủ 2.069 tỷ cho các khoản vay cơ cấu lại này, đồng thời khẳng định lại mục tiêu sẽ trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản nợ cơ cấu lại trong năm 2021.

ACB cũng duy trì tỷ lệ vốn và thanh khoản của ngân hàng ở mức khả quan. Tính đến cuối Quý 3/2021, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của ACB là 22,7%. Tỷ lệ an toàn vốn CAR (Basel II) tiếp tục được cải thiện lên mức trên 11%.

Ngoài ra, ACB là ngân hàng hiếm hoi trên thị trường có danh mục trái phiếu an toàn, chỉ bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu của các tổ chức tín dụng khác, không có trái phiếu doanh nghiệp.

Chứng khoán Pinetree miễn hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và áp dụng lãi suất Margin 9,9%/năm từ 03/01/2023 không kèm điều kiện. Đây là chính sách tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Để mua mã cổ phiếu ACB, nhà đầu tư có thể tải app AlphaTrading, mở tài khoản eKYC chỉ 2 phút và giao dịch miễn phí tại đây.

Công ty cổ phần chứng khoán Pinetree

Copyright 2022. Công ty Cổ phần chứng khoán Pinetree | GPKD: 0101294902
Tạo phản hồi mới
Tra cứu phản hồi