SJF - Tập trung vào sản phẩm cốt lõi - PineTree Securities

SJF

HOSE

CTCP Đầu tư Sao Thái Dương

http://stdgroup.vn

15/07/2021

Các chỉ số tài chính

Giá hiện tại (đồng)

3,350

Khối lượng GD trung bình 1 tháng (CP)

1,307,832

Cao nhất 6 tháng

5,100

Thấp nhất 6 tháng

2,010

EPS

-352

ROE

0%

ROA

0%

% Cổ tức

0%

Vốn hóa thị trường
(Tỷ đồng)

257

Vốn chủ sở hữu
(Tỷ đồng)

862

SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY

Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương (SJF) được thành lập vào tháng 03/2012. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực cung cấp giải pháp sản xuất nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ vi sinh, đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ và cung cấp thực phẩm sạch chất lượng cao, và sản xuất tre ép công nghiệp. SJF độc quyền sở hữu tại Việt Nam 03 gói giải pháp công nghệ sinh học tiên tiến Nhật Bản, bao gồm LBF (Lactobacillus Fermentum), giải pháp sinh học P-Gro và công nghệ bảo quản cấp đông mềm Sunstar Fresh Keeping (PWS). Bên cạnh đó, Công ty hiện đang sở hữu 03 nhà máy sản xuất sản phẩm tre công nghiệp với công suất 255.000m3/năm. SJF được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2017.

NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CHÍNH

- Sản xuất tre công nghiệp (đồ gia dụng, nội thất, ván sàn, tấm lót đường và các sản phẩm tấm ép công nghiệp khác bằng tre)
- Sản xuất nông nghiệp công nghệ sinh học Nhật Bản; Chuyển giao công nghệ bao tiêu sản phẩm
- Thương mại nông sản và vật tư nông nghiệp

TÌNH HÌNH TÀI SẢN

Tại thời điểm kết thúc Quý 1.2021, SJF ghi nhận Tổng tài sản gần 1.165 tỷ đồng, giảm 10,2% so với cùng kỳ, chủ yếu do suy giảm Các khoản phải thu lên đến gần 20% từ mức 349 tỷ đồng vào 31/03/2020.
Về cơ cấu Tài sản ngắn hạn, Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ trọng hơn 80% và tương ứng 280 tỷ đồng. Ngoài sự suy giảm về các khoản phải thu so với cùng kỳ thì Hàng tồn kho và Tiền và tương đương tiền cũng giảm mạnh lần lượt 78% và 50%. Hàng tồn kho của công ty hiện đang phân bổ khá đều sang các mục Nguyên liệu, vật liệu; Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và Thành phẩm. Tuy nhiên, công ty hiện đang không trích lập dự phòng cho Hàng tồn kho, do vậy có thể gây rủi ro biến động về tài sản của công ty trong tương lai.
Về tài sản dài hạn, đáng chú ý có Các khoản phải thu dài hạn lên đến 181,5 tỷ đồng. Đây là khoản Hợp tác đầu tư của công ty với các bên đối tác, để thực hiện Dự án xây dựng vùng nguyên liệu trồng tre gỗ (80 tỷ đồng) và Dự án công viên tre sinh thái (101,5 tỷ đồng).
Tài sản dở dang dài hạn của công ty chỉ còn 46 tỷ đồng (từ mức 94 tỷ đồng) do công ty đã hoàn thành 1 phần dự án nhà máy và kho chứa nông sản tại Mai Châu, Hòa Bình
Các khoản đầu tư dài hạn ghi nhận 196 tỷ đồng vào các công ty liên doanh, liên kết như CTCP Đầu tư và Xây dụng Tona (147 tỷ đồng) và CTCP BWG Điện Biên (31 tỷ đồng).

TÌNH HÌNH VAY NỢ

Tỷ lệ Nợ/Tổng tài sản của SJF đạt gần 29% trong 2 quý gần đây. Tại thời điểm 31/03/2021, Tổng Nợ phải trả của SJF đạt 333 tỷ đồng với đa số là Nợ ngắn hạn. Tỷ lệ Nợ vay ngân hàng/Tổng tài sản đang chỉ khoảng 18%, là mức khá thấp. Tuy nhiên, công ty đang có khoản vay ngân hàng đến hạn phải trả trong năm nay lên đến 173 tỷ đồng. Trong đó, có 40 tỷ đồng vay Ngân hàng Agribank đã thành nợ xấu, hiện công ty đang đàm phán với ngân hàng để cơ cấu khoản vay này.

KHẢ NĂNG SINH LỜI

Kết thúc Quý 1/2021, SJF ghi nhận doanh thu thuần 14,73 tỷ đồng, giảm mạnh đến 91,4% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi các chi phí đều tăng mạnh như Chi phí bán hàng (tăng 58%), Chi phí khác (tăng tới 8 lần) với lần lượt 860 triệu đồng và 1,85 tỷ đồng. Kết quả là, công ty ghi nhận lỗ sau thuế 2,48 tỷ đồng.
Trong năm 2021, công ty đặt kế hoạch doanh thu 350 tỷ đồng, tăng 20,3% so với thực hiện năm 2020, lợi nhuận sau thuế chỉ 5 tỷ đồng. Theo đó, kết thúc Quý 1, SJF mới hoàn thành 4,2% chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu
Mảng sản xuất tre công nghiệp: là mảng chính gây ra các khoản lỗ của công ty trong thời gian gần đây, chủ yếu do chiến lược đầu tư sản xuất chưa hợp lý khi khoảng thời gian đầu mới đầu tư nhà máy, công ty có đầu tư nhiều sản phẩm khác nhau trong đó có sản phẩm cốp pha tre, nội thất tre…. Sản phẩm cốp pha tre ban đầu được ưa thích tuy nhiên thị trường sau này không tốt do giá sản phẩm đắt hơn so với sản phẩm từ gỗ. Tương tự việc đầu tư sản phẩm nội thất tre không hiệu quả do không phù hợp với vùng xa thiếu công nhân có tay nghề như Mai Châu, sản xuất không năng xuất dẫn đến sản lượng thấp.
Với tình hình kinh doanh kém khả quan, công ty con của SJF là CTCP BWG Mai Châu đã nợ xấu Agribank hơn 40 tỷ đồng và vừa bị Agribank phát mãi công khai tháng 4/2021.
Hiện tại, công ty chuyển hướng đầu tư tập trung vào các sản phẩm dạng phôi, tấm cấp cho thị trường và tái cấu trúc giữ lại những phần cần thiết và bỏ những phần không còn hiệu quả. Mới đây, SJF đã thông qua chủ trưởng thoái vốn một phần đầu tư tại Công ty Cổ phần Việt Nga Hoà Bình (Sản xuất và kinh doanh tre ép công nghiệp) và phương án góp vốn thành lập công ty con. Theo đó, Công ty BWG Bamboo Việt Nam ra đời để tái cấu trúc khoản nợ xấu này và mở rộng sản xuất theo hướng tập trung sản phẩm cốt lõi như sản xuất sản phẩm khác từ gỗ, sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện... (Công ty này có vốn điều lệ 258 tỷ đồng; trong đó, SJF góp 99%, tương đương 255,42 tỷ đồng).
SJF hiện đang sở hữu vùng nguyên liệu sản xuất rất lớn và sẵn có: Vùng nguyên liệu hiện tại của Công ty bao gồm: ở Mai Châu là 16.000ha, Thanh Hóa là 78.000 ha, với nhu cầu hiện tại Mai Châu sử dụng 5% toàn bộ vùng nguyên liệu. Các cây luồng đều đã được trồng rất lâu và đạt yêu cầu trên 3 năm tuổi. Công ty cũng đang có kế hoạch xin quy hoạch để có vùng nguyên liệu trồng theo phương pháp năng suất cao hơn và với giống mới chất lượng hơn.
Các đơn hàng đang tăng dần: Hiện tại BWG Mai Châu đã bắt đầu chạy 3 ca/ngày, sản lượng hiện chưa đáp ứng được nhu cầu các đơn hàng. Do vậy, công ty cần mở rộng sản xuất tăng quy mô. Hiện tại công ty đã và đang thực hiện mở rộng thông qua xây dựng nhà xưởng mới và mua máy móc thiết bị mới. Quá trình đầu tư sẽ thực hiện theo lộ trình tăng dần, dự kiến hoàn thành vào Quý 2.2022.
Mảng kinh doanh phân bón: của công ty chưa có dấu hiệu khả quan, mặc dù không ghi nhận lỗ do mảng này SJF chỉ tham gia ở khâu thương mại, nên khó khăn hơn do việc tiêu thụ kém, nợ đọng, chiết khấu giảm giá nhiều
Mảng sản xuất nông nghiệp công nghệ sinh học: Hiện 02 dự án khác là nhà máy sản xuất ván dăm tre gỗ công nghiệp tại Hòa Bình và dự án kho bảo quản các sản phẩm từ chăn nuôi theo công nghệ Nhật Bản tại Hòa Bình đều giậm chân tại chỗ, dù có tổng mức đầu tư gần 97 tỷ đồng, chiếm hơn 1/8 quy mô vốn chủ sở hữu của Công ty.

CÁC DỰ ÁN ĐANG TRIỂN KHAI

- Nhà máy mới ở Mai Châu đang triển khai xây dựng nhà xướng mới, lắp đặt hệ thống sấy mới cùng hệ thống lò dầu theo công nghệ mới nhất và dự kiến hoàn thành vào Quý 2.2022.

Câu chuyện quan tâm của SJF hiện nay là tình hình khắc phục của BLĐ để đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo. Theo BLĐ công ty thì với việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và kế hoạch kinh doanh khả thi, lợi nhuận trong năm 2021 sẽ được đảm bảo, đó sẽ là cơ sở để cổ phiếu SJF ra khỏi diện cảnh báo. Cụ thể, SJF cho biết trong năm tới Công ty xác định ngành tre công nghiệp là hoạt động chính. Công ty sẽ tập trung chỉ đạo các đơn vị chủ động đẩy mạnh hơn nữa công suất nhà máy, đầu tư mở rộng kho bãi dự trữ số lượng hàng hóa, cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất nhằm tăng năng suất và tiết kiệm sức lao động, thời gian, chi phí; nghiên cứu các sản phẩm mới. Mặt khác, Công ty cũng đã rà soát và đánh giá lại hiệu quả của các khoản đầu tư, tập trung vào các khoản đầu tư có hiệu quả, thoái vốn với những mảng kinh doanh không hiệu quả.

Copyright 2022. Công ty Cổ phần Chứng khoán Pinetree | GPKD: 0101294902
Tạo phản hồi mới
Tra cứu phản hồi