Mối quan hệ giữa giá dầu, giá vàng, dollar Mỹ và tác động tới thị trường chứng khoán - PineTree Securities
Mối quan hệ giữa giá dầu, giá vàng, dollar Mỹ và tác động tới thị trường chứng khoán
Kiến thức 07/10/2021

Mối quan hệ giữa giá dầu, giá vàng, dollar Mỹ và tác động tới thị trường chứng khoán

Mối quan hệ giữa giá dầu, giá vàng, dollar Mỹ và tác động tới thị trường chứng khoán

Trong hoạt động đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư thường dành phần lớn sự quan tâm cho những câu chuyện xoay quanh thị trường chứng khoán và các cổ phiếu đang nắm giữ. Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót lớn nếu chúng ta bỏ quên bức tranh toàn cảnh kinh tế vĩ mô, nơi chứa đựng nhiều yếu tố, xu thế quan trọng và các biến số có thể thể tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ tới danh mục, cụ thể là lợi nhuận đầu tư.

Mối quan hệ giữa giá dầu và giá vàng

Dầu là đầu vào quan trọng cho sản xuất, khi giá dầu thay đổi, toàn bộ nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của nhiều quốc gia. Điều này giải thích vì sao dầu đôi khi được gọi là “vàng đen” và tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ bao gồm các nền kinh tế không lớn, nhưng lại có tiếng nói rất lớn trên các diễn đàn thế giới. Do dầu có vai trò quan trọng như vậy, nên nhiều quốc gia, nhiều tổ chức đầu cơ vào dầu thông qua hợp đồng tương lai và quyền chọn. Khi kinh tế phát triển không ổn định, nhà đầu tư tăng cường đầu tư vào vàng và dầu để bảo vệ tài sản của mình. Trên phương diện đầu cơ này, có thể nói, dầu và vàng là 2 hàng hoá bổ sung cho nhau, giá cả của chúng có xu hướng biến động cùng chiều.Tuy nhiên, khác với vàng, vai trò của dầu với tư cách là hàng hoá cũng rất lớn, lớn hơn cả vai trò là hàng hoá để đầu cơ. Khi kinh tế ở tình trạng suy thoái, nhu cầu về dầu với tư cách là một hàng hóa (nhiên liệu) bị giảm sút quá mạnh do hoạt động sản xuất – kinh doanh bị thu hẹp. Trong khi đó, các nước sản xuất dầu vẫn phải sản xuất, vì họ phụ thuộc nặng vào nguồn thu từ dầu và quy trình sản xuất dầu khá phức tạp, không thể dừng lại trong một sớm một chiều. Điều này làm cho giá dầu giảm.

Nghiên cứu được công bố vào năm 2017 trên tạp chí Economic Research cho thấy khi giá dầu tăng dẫn đến thu nhập khả dụng ít hơn, khiến nhu cầu chi tiêu cho ô tô, đồ điện tử và các hàng hóa khác giảm đi. Kịch bản đó có thể dẫn đến lạm phát. Lạm phát là một trong những nguyên nhân làm tăng giá vàng, vì một số người mua vàng coi kim loại quý này như một hàng rào chống lại lạm phát. Do đó, một sự thay đổi trong giá dầu có thể là một dự báo cho sự thay đổi của giá vàng.

Bên cạnh đó, lạm phát là yếu tố tác động rất lớn tới thị trường chứng khoán, khi lạm phát tăng cao sẽ khiến cho tăng trưởng thu nhập kỳ vọng giảm xuống, gây áp lực cho giá cổ phiếu.

Mối quan hệ giữa giá vàng và dollar Mỹ

Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng mạnh tới giá vàng là đồng dollar Mỹ. USD được coi là đồng tiền quan trọng bậc nhất trong giao dịch quốc tế cùng với các đồng tiền chủ chốt khác trong rổ tiền tệ như đồng EUR (Euro), GBP (Bảng Anh), JPY (Yên Nhật),… Trong đó, chính sách tiền tệ và động thái điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Trung ương (ở đây là FED – Cục Dự trữ Liên bang Mỹ) sẽ tác động trực tiếp lên giá trị đồng USD, tỷ giá ngoại tệ.

Vàng là kim loại quý, có thể bảo toàn giá trị và được chấp nhận trong các giao dịch kinh doanh. Vàng được giao dịch tham chiếu với USD, do đó những thay đổi của FOMC (cơ quan trực thuộc FED) về chính sách tiền tệ cũng như thay đổi lãi suất sẽ có ảnh hưởng nhất định đến giá vàng – thị trường vàng.

Một mối quan hệ được biết đến rộng rãi trên thị trường Forex đó là mối tương quan nghịch giữa vàng và USD. Bắt nguồn từ thực tế: vàng được coi là công cụ hữu hiệu để phòng chống lạm phát nhờ vào giá trị “ổn định”. USD thể hiện vị thế thông qua mức lãi suất được neo theo tỷ giá USD, khi giá trị trao đổi giảm đi, bạn phải mất nhiều USD hơn để mua được vàng, nên giá trị vàng được tăng lên. Và ngược lại khi giá trị USD tăng, cần ít USD hơn để mua vàng, dẫn đến giá trị vàng tính bằng USD giảm xuống.

Vàng và USD có mối quan hệ ngược chiều nhau nhưng không phải tuyệt đối, vì còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới giá Vàng. Thứ nhất, vàng là “tiền tệ” với vai trò dự trữ của các NHTW. Thứ hai, Giá trị đồng USD chỉ là một trong nhiều yếu tố tác động giá vàng và thực tế sự thay đổi của các yếu tố còn lại như: bất ổn chính trị, giá dầu, thị trường chứng khoán… có thể làm thay đổi mối tương quan ngược chiều này.

Mối quan hệ giữa giá dầu và dollar Mỹ

Trong lịch sử, giá dầu có tương quan nghịch với giá của đồng dollar Mỹ. Giải thích cho điều này, có 2 nguyên nhân sau:

  • Giá dầu luôn được tính bằng đồng dollar Mỹ trên toàn thế giới. Khi đồng USD mạnh lên, bạn sẽ chỉ cần trả ít dollar hơn cho một thùng dầu. Và ngược lại, khi đồng USD yếu giá dầu tính theo đồng dollar sẽ cao hơn.
  • Trong lịch sử, Hoa Kỳ là nước nhập khẩu ròng dầu. Giá dầu tăng khiến thâm hụt cán cân thương mại của Hoa Kỳ cũng tăng lên vì do cần phải chuyển nhiều dollar ra nước ngoài hơn để nhập khẩu dầu.

Tuy nhiên, nhờ vào sự thành công của các công nghệ khoan và khai thác dầu mỏ, đặc biệt là công nghệ khai thác fracking (công nghệ nứt vỡ thủy lực) đã làm tăng đáng kể năng lực sản xuất của Hoa Kỳ. Biến đất nước này trở thành đất nước xuất khẩu ròng dầu mỏ tinh chế, đồng thời là nhà sản xuất dầu thô top đầu thế giới.

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

 

Công ty Cổ phần Chứng khoán Pinetree

Copyright 2022. Công ty Cổ phần Chứng khoán Pinetree | GPKD: 0101294902
Tạo phản hồi mới
Tra cứu phản hồi