Phân tích cổ phiếu DPR: Bất động sản khu công nghiệp là động lực tăng trưởng chính
Tổng quan về doanh nghiệp
CTCP Cao su Đồng Phú (DPR) là công ty con của Tập đoạn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP (GVR). DPR nằm tại tỉnh Bình Phước, một trong những tỉnh nằm ở mạn phía Nam của Việt Nam là thủ phủ của ngành điều và cao su. DPR nằm vị trí thuận lợi về nguồn lao động và đất đai. Nguồn doanh thu chính của Đồng Phú bao gồm:
- Trồng cây cao su thu hoạch lấy cao su tự nhiên và sản xuất thành phẩm từ cao su: đệm, gối, nội thất.
- Thanh lý cây cao su.
- Chuyển dịch đất trồng cao su sang bất động sản khu công nghiệp.
Cơ cấu công ty
CTCP cao su Đồng Phú – Kratie là công ty vệ tinh tương đối lớn bên cạnh công ty mẹ với diện tích khai thác hơn 5000 ha và diện tích quản lý cao su của công ty mẹ hiện tại lên đến 9300-9500 ha cao su. Trong đó, 5000 ha là diện tích khai thác, 4000 ha là diện tích đa kiến thiết cơ bản và 400 ha còn lại là chuẩn bị tái canh.
Phân tích kết quả kinh doanh năm 2021 của Đồng Phú
DPR đã công bố KQKD năm 2021 với doanh thu thuần tăng trưởng 6.8% đạt 1.215 tỷ đồng và lợi nhuận tăng trưởng 152% đạt 449 tỷ đồng, trong đó:
- Mảng cao su: tăng trường 15% đạt 860 tỷ đồng, đạt được nhờ giá bán bình quân tăng 18.8% (đạt 41.8 triệu đồng/ tấn) trong khi sản lượng tiêu thụ giảm 7.7% (xuống còn 21.071 tấn). Lợi nhuận gộp mảng cao su đạt 131 tỷ đồng so với 112 tỷ đồng trong năm 2020, theo đó tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 15.3% (so với 14.9% năm 2020).
- Thanh lý cây cao su: Doanh thu thanh lý cây cao su giảm 22.3% còn 122 tỷ đồng vì tổng diện tích thanh lý giảm nhẹ 3% xuống còn 500 ha và giá thành lý giảm 21% còn 220 triệu đồng/ ha. Mảng thanh lý cây cao su đóng góp 110 tỷ đồng (giảm 20.2%) lợi nhuận trong năm 2021.
- Chuyển giao đất trồng cao su thành bất động sản khu công nghiệp: Trong năm 2021, DPR ghi nhận 260 tỷ đồng từ chuyển giao 260 ha đất cho UBND Bình Phước với đơn giá đền bù là 1 tỷ đồng/ ha.
Phân tích triển vọng kinh doanh năm 2022
- Mảng cao su: hiện tại diện tích quản lý cao su của Đồng Phú là hơn 9000 ha trong đó có hơn 5000 ha là diện tích khai thác.
Nền kinh tế thế giới phục hồi hậu Covid 19 khiến nhu cầu cao su tăng cao trong năm 2022. Tuy nhiên, Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) dự báo nguồn cung cao su tự nhiên thế giới sẽ bị thiếu hụt trong năm 2022 vì mùa mưa kéo dài hơn tại một số nước châu Á vào năm 2021. Bên cạnh đó, giá dầu là nguyên liệu đầu vào của cao su nhân tạo tăng cao cũng sẽ tác động đẩy giá cao su tự nhiên.
- Mảng thanh lý gỗ cây cao su: giá gỗ liên tục tăng cao là thuận lợi để DPR tăng trưởng doanh thu trong mảng kinh doanh này.
- Mảng chuyển giao đất thành khu công nghiệp:
Bình Phước đang dần chuyển mình với định hướng trở thành thủ phủ công nghiệp mới nổi bên cạnh Bình Dương. Tỉnh Bình Phước bổ sung vào quy hoạch 70,000 ha KCN và hơn 500 ha cụm công nghiệp với tầm nhìn 25 KCN và cụm CN tới năm 2030.
Theo quy hoạch tổng thể phát triển KCN giai đoạn 2020 – 2030 của tình Bình Phước, 4.000 ha diện tích cao su của DPR sẽ được chuyển đổi thành KCN và khu nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó DPR sẽ chuyển giao 2.000 ha cho UBND tỉnh Bình Phước và nhận bồi thường 1 tỷ đồng/ ha và sẽ sử dụng 2000 ha để phát triển các KCN và khu nông nghiệp công nghệ cao.
KCN Nam Đồng Phú hiện tại đã đạt tỷ lệ lấp đầy 100% trên 52.1 ha đất thường phẩm còn KCN Bắc Đồng Phú chỉ còn lại 5 ha có thể cho thuê tại cuối năm 2021 trên tổng số 137.5 ha đất thường phẩm. Dự kiến KCN Bắc Đồng Phú và Nam Đồng Phú mở rộng lần lượt cho thuê vào năm 2023/2026 với mức giá cho thuê lần lượt 65 tr/m2 và 75tr/m2 so với mức giá 55 – 60 tr/m2 như hiện tại của 2 KCN.
Tổng diện tích thương phẩm của hai KCN Bắc Đồng Phú và Nam Đồng Phú là khoảng 200 ha. Theo quy hoạch của tỉnh Bình Phước, hai KCN mở rộng giai đoạn tiếp theo có diện tích lên hơn 1500 ha thì nguồn thu của DPR sẽ tương đối lớn
Trong quý 4/2021, DPR đã được tỉnh Bình Phước đền bù 172 ha. Từ năm 2022, DPR còn khoảng 1828 ha để được tỉnh Bình Phướng đền bù thu hồi đất. Giả định chi phí đền bù là 1 tỷ đồng/ ha (theo giá năm 2021). Trong vòng 10-15 năm tới, DPR có dòng tiền kỳ vọng từ 121 – 182 tỷ đồng/ năm. Đây là yếu tố giúp DPR có dòng tiền ổn định, đặc biệt trong bối cảnh vĩ mô sắp tới, có thể tăng năng suất, tự chủ nguồn tiền giúp DPR chủ động triển khai các dự án như BĐS KCN, tái canh đất cao su.
Cổ phiếu phòng thủ trước rủi ro lạm phát
Trước tình hình kinh tế vĩ mô diễn biến phức tạp và kỳ vọng lạm phát tăng cao trong năm 2022, nhà đầu tư cần tìm những mã cổ phiếu có tính chất phòng thủ để giữ ổn định cho danh mục đầu tư. Video chi tiết phân tích mã cổ phiếu DPR từ chuyên gia chứng khoán Pinetree.
Chuyên gia Chứng khoán Pinetree
Công ty Cổ phần Chứng khoán Pinetree
-
Zalo OA: Chứng khoán Pinetree
-
Fanpage: Chứng khoán Pinetree
-
Youtube channel: Pinetree Securities
Bài viết sử dụng hình ảnh của freepik và các trang web cho sử dụng hình ảnh miễn phí khác.