Chỉ số S&P 500 là gì?
Chỉ số S&P là gì?
S&P 500 (viết đầy đủ trong tiếng Anh là Standard & Poor’s 500 Stock Index – Chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor) là một chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ. Tỉ lệ và loại cổ phiếu sử dụng để tính toán chỉ số S&P 500 được quyết định bởi hãng S&P Dow Jones Indices. Điều này khiến chỉ số S&P 500 khác với các chỉ số thị trường chứng khoán khác của Mĩ như chỉ số công nghiệp Dow Jones hay chỉ số Nasdaq Composite. Chỉ số S&P 500 là một trong những chỉ số khách quan và được quan tâm nhất, rất nhiều nhà đầu tư coi đây là thước đo tốt nhất của thị trường chứng khoán Mĩ cũng như là một chỉ số chủ đạo của nền kinh tế.
S&P 500 được phát triển và cập nhật bởi liên doanh S&P Dow Jones Indices, với chủ sở hữu lớn nhất là tập đoạn McGraw Hill Financial. Ngoài S&P 500, McGraw Hill còn phát hành rất nhiều chỉ số chứng khoán khác như S&P MidCap 400, S&P SmallCap 600 và S&P Composite 1500.
Cần phân biệt danh sách của S&P 500 với Fortune 500, Fortune 500 danh sách của 500 công ty đại chúng lớn nhất nước Mĩ, sắp xếp theo tổng thu nhập, mà không quan tâm đến cổ phiếu của công ty đó có niêm yết công khai hay không (nếu không niêm yết công khai, cổ phiếu được gọi là không thanh khoản). Fortune cũng không điều chỉnh danh sách nhằm mục đích đại diện cho ngành công nghiệp của Mĩ, đồng thời cũng không tính đến các công ty đăng ký thành lập ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ.
Các yếu tố để lựa chọn cổ phiếu theo S&P 500
Khi nhắc đến chỉ số S&P 500, nhiều nhà đầu tư sẽ nghĩ ngày đến những cổ phiếu thuộc những tập đoàn hàng đầu thế giới như Apple, Coca cola, Amazon… Tuy nhiên, những cổ phiếu thuộc nhóm S&P 500 sẽ không cố định mà sẽ được đánh giá định kì để loại bỏ hoặc thêm các cổ phiếu mới phù hợp với tiêu chí đánh giá. Thông thường, hoạt động này sẽ diễn ra theo quý, vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 hàng năm.
Các doanh nghiệp, tập đoàn sẽ được đánh giá theo những tiêu chí như sau:
- Vốn hóa thị trường đạt mức quy định (Mức này có thể được thay đổi hàng năm).
- Tính thanh khoản.
- Trụ sở công ty (phải đặt ở Hoa Kỳ).
- Số lượng cổ phiếu phát hành cho công chúng (50% cổ phiếu của công ty phải do công chúng nắm giữ).
- Phải đạt số lượng cổ phiếu giao dịch hàng ngày theo quy định (tính trong 6 tháng trước khi đưa vào danh sách)
- Nhóm ngành (dựa theo bộ tiêu chuẩn phân loại ngành toàn cầu GISC).
- Hiệu quả tài chính trong thời gian gần đây của công ty.
- Các công ty phải thuộc những nhóm ngành trọng yếu như: Công nghệ thông tin, công nghiệp, y tế, hàng tiêu dùng, bất động sản, tài chính, năng lượng, …
- Thời gian niêm yết giao dịch.
Ý nghĩa của chỉ số S&P 500
Ý nghĩa nổi bật của chỉ số Standard & Poor’s 500 Stock Index là đưa ra tình hình về thị trường chứng khoán tại Mỹ. Từ đó nhà đầu tư có thể dễ dàng đưa ra những nhận định về thị trường chứng khoán qua từng giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, chỉ S&P 500 còn mang những ý nghĩa như:
- Chỉ số này được cấu thành từ 500 công ty đi đầu trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Hoa Kỳ và chiếm hơn 70% giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán trong nước. Do vậy, chỉ cần tìm hiểu 30 công ty hàng đầu trong chỉ số S&P 500 đã giúp nhà đầu tư nắm được tình hình kinh tế gần như của toàn bộ thị trường tài chính.
- Chỉ số S&P 500 chịu tác động lớn từ các chính sách kinh tế vĩ mô về lạm phát, lãi suất… Vì vậy, có thể coi S&P 500 là công cụ phản ánh mức độ ảnh hưởng của các sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng tại hoa Kỳ
- Giá trị của chỉ số S&P 500 sẽ thay đổi không ngừng theo thời gian, qua đó phản sự biến động của thị trường chứng khoán. Nhờ vào đó các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường chứng khoán Hoa Kỳ và đưa ra được những chiến lược phù hợp với thị trường chung.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số S&P 500
- Chính sách của Ngân hàng Trung ương: Các chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang (FED) sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí vốn, điều này thường tác động trực tiếp đến mức đầu tư của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người tiêu dùng.
- Giá cả hàng hóa: Hàng hóa là yếu tố cơ bản quan trọng nhất tạo nên nền kinh tế toàn cầu, chi phí của hàng hóa tăng hay giảm do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ được phản ánh qua giá cổ phiếu và giá trị công ty.
- Định giá tiền tệ: Sự biến động của tỷ giá USD sẽ tác động tới giá cả hàng hóa nội địa và xuất khẩu, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa.
- Các yếu tố khác như khủng hoảng tài chính, thiên tai, chiến dịch bầu cử và các chính sách vĩ mô khác của chính phủ Hoa Kỳ.
Chỉ số S&P 500 chịu tác động lớn từ các yếu tố vĩ mô, do đó nếu nhà đầu tư thường xuyên cập nhật tin tức thì có thể phần nào dự đoán được chiều hướng biến động của chị số S&P 500.
Nguồn: Tổng hợp
Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Công ty cổ phần chứng khoán Pinetree
-
Zalo OA: Chứng khoán Pinetree
-
Fanpage: Chứng khoán Pinetree
-
Youtube channel: Pinetree Securities
Bài viết sử dụng hình ảnh của freepik và các trang web cho sử dụng hình ảnh miễn phí khác.