Cổ phiếu VJC - Thông tin và lịch sử giá | Chứng khoán Pinetree
Cổ phiếu VJC – Thông tin và lịch sử giá
Cổ phiếu tiềm năng 07/04/2023

Cổ phiếu VJC – Thông tin và lịch sử giá

Cổ phiếu VJC – Thông tin và lịch sử giá

VJC là mã chứng khoán của CTCP Hàng không Vietjet, một hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam. Được thành lập năm 2007 và chính thức khai thác chuyến bay đầu tiên vào ngày 24/12/2011, Vietjet đạt được thành tựu có lãi ngay từ năm thứ 2 hoạt động. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về mã cổ phiếu VJC và hãng hàng không Vietjet.

1. Lĩnh vực kinh doanh

VietJet Air hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, cung cấp các đường bay nội địa và quốc tế cùng các dịch vụ vận tải hàng không và cung cấp hàng hóa tiêu dùng.

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp

  • Công ty được thành lập ngày 23 tháng 07 năm 2007 bởi 3 cổ đông chính là tập đoàn T&C, Sovico Holdings và HDBank với số vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ đồng.
  • 05/12/2011, Vietjet mở bán vé đợt vé đầu tiên và chuyến bay đầu tiên
  • Ngày 10/02/2013, hãng bay chính thức mở đường bay quốc tế đầu tiên đến Bangkok, Thái Lan
  • Năm 2014, ra mắt CTCP VietJet Air Cargo và CTCP Thai VietJet Air
  • Ngày 23/05/2016, Vietjet ký thỏa thuận thuê mua 100 máy bay Boeing 737 MAX 200 của một công ty Mỹ với trị giá hợp đồng là 11.3 tỷ USD
  • Ngày 28/02/2017, hãng chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM với mã chứng khoán VJC.

1.2 Đội ngũ lãnh đạo:

Thành viên HĐQT (cập nhật đến 31/12/2022):

– Bà Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch HĐQT, là một trong những thành viên sáng lập và được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietjet từ 2007 đến giờ. Bà Thanh Hà là chuyên gia, nhà quản lí dày dặn kinh nghiệm trong ngành hàng không tại Việt Nam.

– Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – đồng sáng lập Vietjet. Bà được bầu là Phó chủ tịch HĐQT nhiệm kì 2007 – 2022 và Phó chủ tịch thường trực HĐQT nhiệm kì 2022 – 2027. Bà Phương Thảo hiện là Tổng Giám đốc của Công ty. Bà có nhiều thành công trong kinh doanh và là nhà quản lí nhiều kinh nghiệm tại Việt Nam và tại nước ngoài, đặc biệt trong ngành tài chính ngân hàng.

2. Thông tin về mã cổ phiếu và các chỉ số tài chính

Giá cổ phiếu Vietjet thấp nhất là 60.700đ/cổ phiếu ghi nhận vào ngày 28/02/2017. Giai đoạn 2018 – 2019 là giai đoạn ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ của cổ phiếu này. Mức giá cao nhất của cổ phiếu VJC là 184.840đ/cổ phiếu, được ghi nhận vào ngày 2/4/2018.

Trong 2 năm ảnh hưởng đại dịch Covid-19, ngành hàng không bị thiệt hại nặng nề, trong đó có Vietjet Air. Giá cổ phiếu VJC có giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao, dao động từ 100.000đ hơn 135.000đ/cổ phiếu.

Bước sang năm 2022, giá cổ phiếu tăng trở lại, cao nhất là 147.000đ/cổ phiếu vào ngày 21/2/2022. Bắt đầu từ tháng 03/2022, giá cổ phiếu VJC xuống dốc. Hiện tại, giá cổ phiếu đang giảm nhẹ ở mức 105,100đ/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 31/03/2023.

Các số liệu tài chính của VJC tính đến ngày 31/03/2023:

Mở cửa: 106,300Dư mua: 1,900% NN sở hữu: 17.53
Cao nhất: 106,600Dư bán: 3,900Beta: 0.44
Thấp nhất: 104,500Cao 52T: 143,100EPS: -3,492
KLGD: 211,300Thấp 52T: 96,200P/E: -30.44
Vốn hóa: 56,923.35KLBQ 52T: 464,400F P/E: 575.75
NN mua: 26,300BVPS: 26,295P/B: 4.04

Điểm nổi bật

Sau đại dịch đến nay, Vietjet mở rộng thêm nhiều đường bay mới cả nội địa và quốc tế để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với định hướng cung cấp dịch vụ hàng không trong phân khúc giá rẻ, Vietjet tiếp tục mở rộng đội bay theo tiêu chí này, nhanh chóng có thị phần lớn trong nhóm hãng hàng không chi phí thấp của ASEAN.

Với mục tiêu và định hướng phát triển đúng, Vietjet đã xây dựng được vị thế nhất định trong ngành hàng không của Việt Nam và ASEAN. Cổ phiếu VJC cũng có những bước tăng trưởng, sánh ngang với cổ phiếu của các công ty lớn sau 5 năm gia nhập thị trường.

Trong năm 2023, Việt Nam được dự báo nằm trong danh sách các quốc gia có ngành hàng không phục hồi mạnh mẽ của thế giới. Cục Hàng không Việt Nam cũng đưa ra dự báo các sân bay tại Việt Nam có thể hoạt động hết công suất ở mức 132% – 142% trong năm 2023 – 2024. Một tín hiệu đáng mừng nữa, Trung Quốc sẽ tiến hành đón khách du lịch trở lại vào quý II/2023, tổng lượng khách của nước này chiếm khoảng 30% tổng lượng khách đến Việt Nam. Đồng thời, lượng khách quốc tế có thể trở về mức 84% trong giai đoạn này. Do đó, cổ phiếu hàng không nói chung sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng.

Bên cạnh những thuận lợi và thành tích đạt được, Vietjet cũng phải đối mặt với một số khó khăn như:

Nhiều hãng hàng không nước ngoài cũng đã và đang khai thác các chuyến bay đến Việt Nam, gồm Japan Airlines, All Nippon Airways (Nhật Bản), Korean Air, Asiana Airlines (Hàn Quốc), China Airlines, Eva Air, Starlux (Đài Loan), China Southern Airlines, Xiamen Airlines (Trung Quốc), Singapore Airlines, Tiger Air. Các hãng hàng không nước ngoài này đổ bộ vào Việt Nam cung cấp dịch vụ tốt với giá cả hợp lý, thu hút nhiều khách hàng, cạnh tranh trực tiếp với  Vietjet=. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Vietjet Air trong thời gian tới và ảnh hưởng tới giá cổ phiếu VJC.

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9.9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.Để mua cổ phiếu VJC, tải app AlphaTrading, mở tài khoản eKYC chỉ 2 phút tại đây

Công ty cổ phần chứng khoán Pinetree

Copyright 2022. Công ty Cổ phần chứng khoán Pinetree | GPKD: 0101294902
Tạo phản hồi mới
Tra cứu phản hồi