Cổ phiếu TPB – Thông tin và lịch sử giá
Cổ phiếu TPB là mã cổ phiếu của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong. Kế thừa thế mạnh công nghệ hiện đại bậc nhất, kinh nghiệm thị trường và những tiềm lực tài chính lớn của cổ đông chiến lược bao gồm: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Tổng Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd (Singapore), Công ty Tài chính Quốc tế IFC (trực thuộc World Bank) và quỹ đầu tư PYN Elite Fund, ngân hàng này đang ngày càng phát triển vững mạnh. Nhà đầu tư muốn tìm hiểu về cổ phiếu TPB và ngân hàng TPBank thì không nên bỏ qua bài viết này.
1. Lĩnh vực kinh doanh
TPB cung cấp các sản phẩm trọng tâm sau:
- Ngân hàng số
- Tài khoản
- Thẻ
- Cho vay
- Tiết kiệm
- Bảo hiểm
- Thanh toán quốc tế
- Tiền gửi
- Bảo lãnh
- Các sản phẩm khác
2. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
TPBank là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập vào năm 2008, được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2018. Mạng lưới giao dịch của TPBank đã đạt hơn 400 điểm giao dịch, trong đó có hơn 300 điểm giao dịch tự động LiveBank với tổng số lượng khách hàng cá nhân đạt mức gần 4 triệu người.
Các sự kiện quan trọng của TPB
- Cuối năm 2010, TPBank tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng.
- Năm 2012, TPBank đạt giải thưởng “Tin & Dùng” với dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Năm 2013, TPBank chính thức ra mắt giải pháp công nghệ mới là eCouter – eGold và Thẻ tiêu dùng đa tiện ích.
- Năm 2014, TPBank ra mắt phiên bản eBank trên công nghệ HTML5 đầu tiên tại Việt Nam.
- Năm 2016, TPBank ra mắt thẻ tín dụng TPBank World Mastercard.
- Năm 2017, TPBank xây dựng hệ thống điểm giao dịch tự đông 24/7 LiveBank và ra mắt trợ lý ảo T’aio để phục vụ cho khách hàng bằng công nghệ AI.
- Năm 2018, TPBank liên tục đạt được những giải thường lớn như: Best Internet Banking Initiative of the Year, Best CRM project in Vietnam, Best ATM and Kiosk Project in Vietnam,…
- Năm 2020, TPBank bổ sung thêm 215.582.016 cổ phiếu TPB.
- Năm 2021, TPBank bổ sung thêm 200 triệu cổ phiếu.
3. Đội ngũ lãnh đạo:
Chủ tịch HĐQT – Ông Đỗ Minh Phú được bầu làm Chủ tịch hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2018 – 2023. Đối với các tổ chức hiệp hội, ông giữ các chức vụ: Phó chủ tịch hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam, Phó chủ tịch diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam – Hoa Kỳ, Đại sứ của Hiệp hội đá quý quốc tế tại Việt Nam, Ủy viên BCH phòng Thương Mại & Công nghiệp Việt Nam – VCCI. Đối với doanh nghiệp, ông là Chủ tịch hội đồng sáng lập, Chủ tịch hội đồng đầu tư – Công ty cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Doji
Cùng 3 Phó Chủ tịch HĐQT: Ông Đỗ Anh Tú, Ông Lê Quang Tiến, Ông Shuzo Shikata và các thành viên HĐQT: Bà Nguyễn Thu Hà, Ông Eichiro So, Bà Nguyễn Thị Nhung – Thành viên HĐQT độc lập
4. Thông tin về mã cổ phiếu và các chỉ số tài chính
Từ năm 2018 – 2021, cổ phiếu TPB không có nhiều biến động, thời kỳ từ 2019 – 2020 tăng nhẹ rồi lại giảm nhẹ. Năm 2020 – 2021, nhìn chung cổ phiếu đi lên nhưng biên độ không quá lớn.
Bắt đầu từ năm 2021, cùng với các cổ phiếu ngành Ngân hàng, TPB vụt sáng tăng vượt bậc và chạm đỉnh vào năm 2022. Sau đó từ quý 3 năm 2022 đến đầu năm 2023, TPB theo xu hướng chung của thị trường là giảm giá. Tuy nhiên TPB vẫn có sức bật tăng khá tốt tính từ tháng 11 năm 2022 đến thời điểm hiện tại.
Trong 1 năm trở lại đây (tính đến ngày 13/04/2022):
- Giá đóng cửa cao nhất: 35,191VNĐ (14/04/2022)
- Giá đóng cửa thấp nhất: 17,438VNĐ (11/10/2022)
- KLGD/ngày: 4,007,007cp
- KLGD nhiều nhất: 20,798,800cp (08/12/2022)
- KLGD ít nhất: 575,300cp (04/07/2022)
- *Tính theo giá điều chỉnh
Các số liệu tài chính của TPB tính đến ngày 13/04/2023:
Mở cửa: 23,400 | Dư mua: 411,700 | % NN sở hữu: 30 |
Cao nhất: 23,400 | Dư bán: 302,500 | Beta: 1.17 |
Thấp nhất: 23,100 | Cao 52T: 36,000 | EPS: 3,959 |
KLGD: 2,530,900 | Thấp 52T: 17,400 | P/E: 5.83 |
Vốn hóa: 36,696.73 | KLBQ 52T: 4,014,683 | F P/E: 4.46 |
NN mua: 44,500 | BVPS: 20,382 | P/B: 1.13 |
5. Điểm nổi bật
Từ cuối năm 2022 cho đến nay, tình hình tín dụng của các ngân hàng khá ảm đạm do lãi suất cho vay neo đậu ở mức cao. Tuy nhiên, từ ngày 15/03/2023, NHNN đã có động thái hạ lãi suất điều hành xuống từ 0.5% – 1%, điều này có tác động tích cực đến chỉ số NIM của các ngân hàng, kích thích việc vay và giải ngân tín dụng, giảm thiểu chi phí tín dụng.
TPB hiện là một trong những đơn vị dẫn đầu xu hướng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam. Kết thúc năm 2022, TPB ghi nhận tổng lợi nhuận thuần đạt 15,617 tỷ đồng, tăng 15.5% so với cùng kỳ năm trước. LNTT đạt 7,828 tỷ đồng, tăng 29.6% so với năm ngoái. Đây đã là năm thứ 11 liên tiếp, ngân hàng này tăng trưởng dương. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng luôn được trích lập ở mức cao, tạo bộ đệm tốt cho các năm sau.
Ngoài ra, TPB là ngân hàng được đánh giá có lối đi riêng. Bằng việctập trung chuyển đổi số triệt để và toàn diện, TPB đã tiết giảm được đáng kể chi phí vận hànhvà “ghi điểm” đối với Khách hàng.
Tuy nhiên, dự kiến trong năm 2023, nhóm ngân hàng nói chung phải đối mặt với nhiều thách thức: NHNN tăng lãi suất điều hành, thanh tra trái phiếu doanh nghiệp, các doanh nghiệp bất động sản liên tục “đổ ngã”… những điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng tài sản, dư địa cho vay cũng như các chi phí đầu vào, dẫn tới sự tác động đến lợi nhuận trong tương lai. Các chuyên gia dự đoán, tăng trưởng lợi nhuận ròng của TPB vẫn dương nhưng sẽ chậm lại trong 2 năm 2023 – 2024.
Nguồn: Tổng hợp
Chứng khoán Pinetree miễn hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và áp dụng chính sách lãi suất Margin 9.9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Để đầu tư cổ phiếu TPB miễn phí giao dịch, Nhà đầu tư hãy tải ngay app AlphaTrading, mở tài khoản eKYC chỉ 2 phút tại đây.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Pinetree
-
Zalo OA: Chứng khoán Pinetree
-
Fanpage: Chứng khoán Pinetree
-
Youtube channel: Pinetree Securities
Bài viết sử dụng hình ảnh của freepik và các trang web cho sử dụng hình ảnh miễn phí khác.