Cổ phiếu ngành sợi vải STK – Có nên mua cổ phiếu STK?
Cổ phiếu STK là cổ phiếu của CTCP Sợi Thế Kỷ được thành lập năm 2000. Hoạt động sản xuất chính của công ty là sản xuất sợi tơ tổng hợp, dệt kim. Công ty Sợi Thế Kỷ (STK) hiện đang cung cấp các sản phẩm: sợi POY, sợi DTY và sợi FDY. Sản phẩm của công ty được xuất khẩu chủ yếu sang các nước châu Âu (Thổ Nhĩ Kỳ) và châu Á. STK cũng là nhà cung cấp cho các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Nike, Adidas, Uniqlo và Puma.. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về công ty Sợi Thế Kỷ, lịch sử và tiềm năng của mã cổ phiếu STK để nhà đầu tư xét xem có nên mua cổ phiếu STK không.
1. Thông tin chung về STK
1.1 Lĩnh vực kinh doanh của STK
STK là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh các loại sợi xơ dài polyester chất lượng cao – sản phẩm sợi được sử dụng để sản xuất quần áo thể thao, dã ngoại, giày thể thao, túi vải polyester, đồ bơi, rèm – màn cửa, đệm bọc xe hơi, băng quấn y tế…
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của STK
Được thành lập vào ngày 01/06/2000, STK là công ty chuyên sản xuất sợi DTY (Draw Textured Yarn) từ nguyên liệu sợi POY (Partially Oriented Yarn) nhập khẩu. Tổng công suất thiết kế ban đầu là 4.800 tấn DTY/ năm. Nhà máy được trang bị các dây chuyền sản xuất hiện đại, nhập khẩu từ Tập đoàn Barmag AG (Đức) để sản xuất sợi tổng hợp microfilament với đầy đủ các quy cách chủng loại.
Năm 2008: STK mở rộng đầu tư và tăng tổng công suất lên 15.000 tấn DTY/ năm. Chính thức đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất sợi POY (nguyên liệu đầu vào sản xuất sợi DTY) để gia tăng chuỗi giá trị và nâng cao lợi nhuận. Việc đầu tư sản xuất sợi POY còn hướng đến mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu POY nhập khẩu, đặc biệt là sự biến động giá cả và nguồn cung sợi POY. Đầu tư phát triển dây chuyền sản xuất sợi POY là một bước ngoặc trong quá trình phát triển. Đây là cơ hội mới giúp cho Sợi Thế Kỷ chính thức trở thành công ty Việt Nam đầu tiên sản xuất sợi microfilament từ polyester chips nhập khẩu.
Năm 2010 – 2012: Mở rộng đầu tư thông qua thành lập nhà máy mới ở huyện Trảng Bàng, Tây Ninh. Tháng 01/2011, nhà máy Trảng Bàng chính thức được đưa vào hoạt động, nâng tổng công suất toàn công ty lên 37.000 tấn DTY, FDY/ năm và 29.500 tấn POY/ năm.
Năm 2015: Cổ phiếu STK chính thức được niêm yết trên sàn HOSE. Công ty STK đã hợp tác với 1 doanh nghiệp hàng đầu trong ngành nhằm phát triển thành công sản phẩm Sợi tái chế từ hạt nhựa tái chế. Đây là bước đầu trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, tập trung vào phân khúc có giá trị gia tăng cao.
1.3 Đội ngũ lãnh đạo
Chủ tịch HĐQT là bà Đặng Mỹ Linh hiện đang nắm giữ hơn 14% cổ phần của Sợi Thế Kỷ. HĐQT của STK còn có sự góp mặt của các thành viên trong gia đỉnh bà Đặng Mỹ Linh, Xếp sau là ông Đặng Triệu Hòa – Anh trai bà Đặng Mỹ Linh cũng đang nắm giữ hơn 14% cổ phần, em trai là Đặng Hướng Cường nắm giữ hơn 7% cổ phần của STK.
2. Thông tin về mã cổ phiếu STK và các chỉ số tài chính
2.1 Lịch sử giá của cổ phiếu STK
Trong 1 năm, từ tháng 05/2022 đến 05/2023, giá cổ phiếu STK đã có sự sụt giảm mạnh do tác động chung từ thị trường.
Giá cổ phiếu STK ngày 22/05/2023: 27.550 đồng
Các số liệu tài chính của STK tính đến ngày 22/05/2023
Mở cửa: 27.550 | Dư mua: 5.500 | % NN sở hữu: 16 |
Cao nhất: 27.700 | Dư bán: 2.500 | Beta: 0.40 |
Thấp nhất: 27.500 | Cao 52T: 49.300 | EPS: 2.216 |
KLGD: 8.500 | Thấp 52T: 25.000 | P/E: 12.25 |
Vốn hóa: 2.266,47 | KLBQ 52T: 32.018 | F P/E: 9.05 |
NN mua: | BVPS: 18.855 | P/B: 1.44 |
2.2 Triển vọng phát triển của STK
Vị thế của STK trong ngành may mặc Việt Nam
May mặc là ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam với tổng kim ngạch đạt 44 tỷ USD trong năm 2022. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào công đoạn Cắt & May – công đoạn cuối cùng trong chuỗi giá trị trước khi sản phẩm đến với người tiêu dùng. Còn lại, các khâu thượng và trung nguồn đều không phải là thế mạnh của Việt Nam.
Nhưng cũng chính vì vậy mà ngành sợi Việt Nam có nhiều dư địa phát triển khi các nhà đầu tư đều muốn chuyển nhà máy sản xuất đến Việt Nam, đặc biệt là mảng sợi tái chế. Nhu cầu với sợi tái chế ngày một cao trong khi yêu cầu kĩ thuật và nguyên liệu không phải doanh nghiệp nào trên thế giới cũng có khả năng đáp ứng.
Trong ngành sợi, Formosa là đối thủ lớn nhất với công suất lên tới 72.000 tấn/năm. Vào Việt Nam từ 2002, Formosa sản xuất sản phẩm tương tự như STK là sợi DTY, FDY và sợi tái chế. Các công ty khác như Hualon hay Đông Tiến Hưng sản xuất sợi phân khúc trung cấp, máy móc thiết bị không đáp ứng để cạnh tranh trực tiếp tại phân khúc cao cấp như STK. Phần còn lại của thị trường vẫn phân mảnh, chưa có lợi thế về vốn và công nghệ so với STK.
Triển vọng của STK ở thị trường quốc tế
Nhu cầu sợi trên thị trường quốc tế đang có sự dịch chuyển. Sợi tái chế sẽ ngày càng được ưa chuộng hơn, chiếm tỷ trọng dự kiến 45% năm 2025. Theo báo cáo của Textile Exchange, trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2021, đã có hơn 132 thương hiệu và nhà cung cấp tham gia cam kết vào chương trình “The 2025 Recycled Polyester Challenge”, với mục tiêu nâng tỷ lệ sử dụng sợi tái chế trong tổng mức tiêu thụ polyester lên 45% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030. Với nhận thức ngày càng cao của người tiêu dùng về môi trường và về vai trò của sợi tái chế, các thương hiệu sẽ cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn các nhà cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy để tránh nguy cơ bị tổn hại danh tiếng.
Khi tỷ trọng sợi tái chế trong tổng cung tăng, tổng sản lượng đối với loại sợi này cũng tăng lên xấp xỉ 19 triệu tấn. Công suất của STK chỉ chiếm xấp xỉ 0.3% tổng cầu thế giới, cho thấy dự địa thị trường nhiều tiềm năng.
Trong ngắn hạn
Trong ngắn hạn, thị trường may mặc thế giới tiếp tục đối mặt với kì vọng tiêu cực, tổng giá trị thị trường dự báo sẽ giảm 8% xuống còn 700 tỷ USD. Hiện nay, cầu dệt may thế giới vẫn chưa phục hồi bởi sức mua chậm ở các thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn như Mỹ và Châu Âu. Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn đang “tiêu hóa” dần lượng bông sợi tồn kho nội địa trong bối cảnh ngành may thiếu đơn hàng nên thị trường sợi chưa có dấu hiệu khởi sắc. Trong nước, nhiều đơn vị gia công lớn cũng bị cắt giảm đơn hàng, co hẹp sản xuất, thậm chí sa thải bớt lao động như công ty PouYuen cắt giảm 6.000 lao động tháng 3/2023. Với bối cảnh như vậy nhu cầu với sợi nguyên liệu cũng không tránh khỏi suy giảm trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu trong ngắn hạn. Các khách hàng gián tiếp của STK như Adidas, Nike, Puma, Reebok, Decathlon và đặc biệt là người tiêu dùng cũng đang phải đối mặt với những ảnh hưởng nghiêm trọng của tình hình kinh tế thiếu ổn định. Vì thế, STK đã phải giảm công suất vận hành về mức 60% cuối năm 2022 và mới chỉ vận hành lại nhà máy Củ Chi (chiếm 1/3 công suất).
Trong dài hạn
Trong dài hạn, STK đang ở vị thế thuận lợi để tận dụng tăng trưởng tiêu thụ PFY toàn cầu – đặc biệt về sợi tái chế. Vai trò ngày càng tăng của Việt Nam với tư cách là một trong ba nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trên toàn cầu là dấu hiệu tốt cho nhu cầu sợi hạ nguồn. Xu hướng này đặc biệt mạnh trong mảng quần áo thể thao khi Việt Nam hiện sản xuất khoảng 50% sản phẩm giày dép của Adidas và Nike, gấp đôi so với Trung Quốc (theo thông tin từ các công ty này). Ngoài ra, các thương hiệu thời trang thể thao đang dẫn đầu xu hướng chuyển sang sử dụng PFY tái chế trong ngành thời trang toàn cầu. Đã có hơn 160 nhà sản xuất, thương hiệu, công ty bán lẻ như Adidas, Decathlon, Inditex, H&M, Nike, Puma,… đã ký vào Fashion Industry Charter từ năm 2018 đến nay (tạm dịch: Hiến chương ngành công nghiệp thời trang chống biến đổi khí hậu) – cam kết chống biến đổi khí hậu toàn cầu, giảm 50% khi thải nhà kính năm 2030 và tiến tới 0% năm 2050.
Ban lãnh đạo STK đã rất nhạy bén với xu hướng trên khi phát triển sợi tái chế và áp dụng tiêu chuẩn ESG ngay từ năm 2017. Quy mô sản xuất của STK dự kiến tăng gấp đôi năm 2025 khi dự án Unitex giai đoạn 2 đi vào vận hành. Đây là dự án hợp tác chiến lược giữa STK và UNIFI, với trọng điểm đầu tư tăng năng suất sợi tái chế và một phần sợi chất lượng cao của STK. Ngay trong giai đoạn 1, khi công xuất tăng thêm 36,000 tấn, công suất của STK đã tăng thêm 57%, làm động lực tăng trưởng cho giai đoạn 2024-2026.
Tình hình tài chính của STK
Sau 5 năm tích lũy (từ khi dự án Trảng Bàng đi vào hoạt động), STK xây dựng được bảng cơ cấu tài chính lành mạnh với tỷ trọng nợ thấp 27.5%. Hệ số thanh toán được cải thiện khi nợ giảm từ 1,210 tỷ đồng năm 2018 xuống còn 584 tỷ đồng năm 2022. Tổng tiền và các khoản đầu từ tài chính ngắn hạn tăng gấp đôi từ 198 tỷ năm 2018 lên 415 tỷ năm 2022. Công ty cũng không còn nợ dài hạn từ năm 2021.
Ứớc tính hoạt động đầu tư khoảng 1,700 tỷ cho giai đoạn 1 nhà máy Unitex sẽ yêu cầu STK huy động nguồn vốn vay 1,400 tỷ đồng. Tuy nhiên, với dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính được duy trì xấp xỉ 380 tỷ/năm, chi phí lãi vay sẽ không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của STK.
Để mua mã cổ phiếu STK, nhà đầu tư có thể tải app AlphaTrading, mở tài khoản eKYC chỉ 2 phút và giao dịch miễn phí tại đây.
Chứng khoán Pinetree miễn hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và áp dụng lãi suất Margin 9.9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Nguồn: Chứng khoán Pinetree
Công ty cổ phần chứng khoán Pinetree
-
Zalo OA: Chứng khoán Pinetree
-
Fanpage: Chứng khoán Pinetree
-
Youtube channel: Pinetree Securities
Bài viết sử dụng hình ảnh của freepik và các trang web cho sử dụng hình ảnh miễn phí khác.