Có nên đầu tư cổ phiếu VNS không?
Cổ phiếu VNS là cổ phiếu của Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun). Thành lập từ năm 1995, VNS chủ yếu cung cấp các dịch vụ vận tải bằng xe taxi và du lịch. VNS có 2 thương hiệu chính là VINASUN và VINASUN TRAVEL. Thị phần của Vinasun chiếm hơn 40% tại TPHCM, 60% tại Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Bài viết của Pinetree sẽ cung cấp những thông tin về mã cổ phiếu VNS để nhà đầu tư quyết định có nên đầu tư không.
1.Thông tin chung về VNS
1.1 Lĩnh vực kinh doanh của VNS
- Kinh doanh vận tải bằng xe Taxi: Thương hiệu VINASUN TAXI.
- Kinh doanh du lịch, xe tour, dịch vụ vé máy bay: Thương hiệu VINASUN TRAVEL.
- Các hoạt động khác.
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của VNS
- Tiền thân của VNS là Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ Lữ hành Tư Vấn Đầu Tư Ánh Dương Việt Nam. VNS được thành lập vào ngày 15/6/1995, với vốn điều lệ là 300 triệu đồng. Hoạt động chính của VNS thời điểm này là kinh doanh ăn uống và du lịch nội địa.
- Ngày 27/01/2003, hoạt động kinh doanh Taxi được chính thức đưa vào hoạt động với thương hiệu TAXI VINASUN.
- Ngày 29/7/2008, Công ty chính thức niêm yết 17 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM. Mã Chứng khoán là VNS.
- Tháng 12/2013, Công ty phát hành thêm 30 tỷ đồng mệnh giá cho nhà đầu tư lớn. Vốn điều lệ tăng từ 404.998.180.000 đ lên 434.998.180.000 đồng. Công ty cũng đã thu về 1 khoản vốn thặng dư 105 tỷ đồng trong đợt phát hành này.
- Tháng 07/2015, công ty hoàn thành việc tăng vốn lên 678.591.920.000 đồng.
1.3 Đội ngũ lãnh đạo
Chủ tịch VNS là ông Đặng Phước Thành. Hiện ông đang sở hữu 16.907.888 tương đương với hơn 24% cổ phần của VINASUN. Ngoài ra, người nhà ông Thành (vợ, con dâu và anh chị) đều sở hữu cổ phần tại VINASUN.
Cơ cấu cổ đông của VNS gồm 19.89% cổ đông nước ngoài và 80.11% cổ đông trong nước. Cổ đông lớn trong nước có sự góp mặt của vợ chồng ông Thành, Công ty TNHH Tư vấn Kim Ngưu, CTCP Chứng khoán TPHCM và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH MTV.
2. Thông tin về mã cổ phiếu VNS và các chỉ số tài chính
2.1 Lịch sử giá của cổ phiếu VNS
Các số liệu tài chính của VNS tính đến ngày 30/06/2023
Mở cửa: 21.400 | Dư mua: 3.000 | % NN sở hữu: 20.1 |
Cao nhất: 21.500 | Dư bán: 13.600 | Beta: 0.68 |
Thấp nhất: 21.200 | Cao 52T: 22.500 | EPS: 3.306 |
KLGD: 42.900 | Thấp 52T: 11.500 | P/E: 6.47 |
Vốn hóa: 1.452,19 | KLBQ 52T: 32.312 | F P/E: 6.93 |
NN mua: | BVPS: 21.189 | P/B: 1.01 |
2.2 Hoạt động kinh doanh của VNS
Cơ cấu doanh thu
Là doanh nghiệp vận tải, doanh thu của VNS tập trung ở vận chuyển khách bằng taxi. Tỷ trọng vận chuyển taxi khoảng 81.7%, còn lại khoảng hơn 15% là doanh thu chở khách theo hợp đồng.
Nếu xét trên lợi nhuận, phần lãi đến từ các hoạt động khác như thanh lý xe cũ và quảng cáo chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Đặc biệt là hoạt động thanh lý xe. Cụ thể, hoạt động này đã đóng góp lên đến 80-84% LNTT vào năm 2017-2018.
Tăng trưởng doanh thu-lợi nhuận
HĐKD của các hãng taxi truyền thống nói chung và VNS nói riêng được chia làm 2 giai đoạn
– Trước khi các hãng xe công nghệ xuất hiện tại thị trường Việt Nam.
– Giai đoạn sau khi Grab, Uber xâm nhập vào thị trường Việt Nam.
biến động doanh thu của VNS trong vòng 14 năm trở lại đây, trước khi Grab và các hãng xe công nghệ xuất hiện năm 2014, VNS có mức tăng trưởng doanh thu hàng năm khá tốt. Năm 2009, doanh thu của VNS ghi nhận mức 1068 tỷ đồng và đạt đỉnh vào năm 2016 với giá trị 4519 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng kép của doanh thu giai đoạn 2009-2016 khoảng 22.8%.
Từ khi có sự tham gia của hãng xe công nghệ vào thị trường Việt Nam, doanh thu của VNS sụt giảm đáng kể. Khoảng tháng 2/2014 Grab bắt đầu tham gia vào thị trường và 5 tháng sau đó đến lượt Uber. Tuy nhiên, phải mất 1 năm (đối với Grab) và 3 năm (với Uber) thì các hãng xe công nghệ mới được Bộ GTVT chính thức cấp phép thí điểm tại các thành phố lớn.
Áp lực cạnh tranh với các hãng xe công nghệ và hứng chịu thêm tác động của 2 năm dịch Covid khiến cho hoạt động taxi truyền thống bị ảnh hưởng nặng. Cụ thể, doanh thu từ hoạt động taxi của VNS liên tục giảm trong giai đoạn 2016-2021. Thời điểm thấp nhất, doanh thu taxi VNS chỉ đạt 396 tỷ đồng vào năm 2021.
Người tiêu dùng thay đổi thói quen, thay vì lựa chọn xe taxi truyền thống, họ gọi các hãng xe công nghệ. Điều này khiến cho sự cạnh tranh gia tăng mạnh mẽ. Bên cạnh việc chuỗi tăng trưởng doanh thu của VNS tạm kết thúc năm 2016 và lao dốc thì LNST cũng giảm mạnh kể từ năm 2016 cho tới nay.
Điểm sáng trong kết quả kinh doanh của VNS là năm 2022. Doanh thu và LNST của VNS đã phục hồi trở lại sau 7 năm kể từ khi Grab Uber xuất hiện, quay trở về mốc doanh thu và lợi nhuận năm 2009-2010.
Sau khi doanh thu chạm đáy vào quý 3/2021 với 23 tỷ đồng, Vinasun đã có tín hiệu hồi phục bắt đầu từ quý 4/2021. Tiếp đó, năm 2022, VNS có lợi nhuận dương trở lại sau 2 năm, lợi nhuận tương đương thời 2017. Hoạt động kinh doanh có lãi liên tục trong cả 4 quý năm 2022. Doanh thu tăng mạnh so với các năm trước.
Sau 5 năm liên tục cắt giảm, 2022 cũng là lần đầu tiên Vinasun tuyển thêm người. Kết thúc năm 2022, hãng taxi này có 2.013 nhân viên, tăng 136 so với cuối năm 2021. Một chỉ báo khác cho thấy sự trở lại mạnh mẽ của Vinasun là lượng đặt app năm 2022. Trước sự cạnh tranh của taxi công nghệ, Vinasun đã chú trọng đầu tư chất lượng app để tối ưu trải nghiệm khách hàng. Nhờ đó, lượng đặt app năm 2022 đã tăng trưởng đột biến, từ bình quân 2.691 lượt/ngày lên 17.022 lượt/ngày. Tương đương trung bình mỗi phút Vinasun có gần 12 lượt đặt app.
Để mua cổ phiếu VNS không mất phí giao dịch, tải app AlphaTrading, mở tài khoản eKYC chỉ 2 phút tại đây.
Chứng khoán Pinetree miễn hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và áp dụng lãi suất Margin 9,9%/năm không kèm điều kiện. Đây là chính sách tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Công ty cổ phần chứng khoán Pinetree
- Zalo OA: Chứng khoán Pinetree
- Fanpage: Chứng khoán Pinetree
- Group Facebook: Diễn đàn chứng khoán không ngán
- Youtube channel: Pinetree Securities
Bài viết sử dụng hình ảnh của freepik và các trang web cho sử dụng hình ảnh miễn phí khác.