Các lệnh điều kiện trong giao dịch chứng khoán phái sinh: Hướng dẫn chi tiết
Các lệnh điều kiện trong giao dịch chứng khoán phái sinh: Hướng dẫn chi tiết
Kiến thức cơ bản 19/07/2024

Các lệnh điều kiện trong giao dịch chứng khoán phái sinh: Hướng dẫn chi tiết

Các lệnh điều kiện trong giao dịch chứng khoán phái sinh: Hướng dẫn chi tiết

Trong giao dịch chứng khoán phái sinh, việc sử dụng các lệnh điều kiện là một phần quan trọng giúp nhà đầu tư tự động hóa quyết định mua bán tại các mức giá mong muốn. Nhờ có lệnh điều kiện, Nhà đầu tư không mất thời gian theo dõi suốt phiên giao dịch để đặt lệnh. Lệnh điều kiện cũng cho phép đặt ra các điều kiện cụ thể để mở hoặc đóng vị thế khi thị trường đạt tới điều kiện đã chỉ định, giúp nhà đầu tư cắt lỗ hoặc chốt lời đúng thời điểm.

1. Lệnh Buy stop, Sell stop

Lệnh điều kiện Buy stop/ Sell stop, hay lệnh dừng bán/ dừng mua là lệnh điều hiện hỗ trợ Nhà đầu tư mua/ bán với mức giá đặt và giá kích hoạt đã được xác định trước mà không cần liên tục theo dõi thị trường. Sau khi giá thị trường thỏa mãn điều kiện kích hoạt (nhỏ hơn hoặc bằng đối với điều kiện hoặc lớn hơn hoặc bằng đối với điều kiện), lệnh giới hạn với mức giá đặt trước sẽ được gửi lên Sở giao dịch và có thể được khớp tại mức giá đặt đó hoặc mức giá tốt hơn.

2. Lệnh Stop Loss – Take profit

Lệnh Stop Loss, hay còn gọi là lệnh cắt lỗ, là công cụ phổ biến nhất giúp bảo vệ nhà đầu tư khỏi rủi ro thua lỗ quá lớn. Khi mở một vị thế mua (long), Nhà đầu tư có thể đặt lệnh Stop Loss dưới mức giá hiện tại của chứng khoán. Khi giá chứng khoán đạt đến hoặc dưới mức này, lệnh sẽ được kích hoạt và chốt vị thế để giảm thiểu tổn thất.

Ngược lại với Stop Loss, lệnh Take Profit, hay còn gọi là lệnh chốt lời, giúp đóng vị thế khi giá chứng khoán đạt tới mức lợi nhuận mong đợi. Khi mở một vị thế, Nhà đầu tư có thể đặt lệnh Take Profit tại một mức giá cao hơn để tự động bán ra khi đạt mức lợi nhuận mong muốn.

Các thông số của lệnh Chốt lời – Cắt lỗ:

– Giá: mức giá đặt của lệnh mở vị thế mới

– Giá chốt lời: mức giá đặt của lệnh chốt lời đóng vị thế

– Giá kích hoạt chốt lời: mức giá để kích hoạt lệnh chốt lời

– Giá cắt lỗ: mức giá đặt của lệnh cắt lỗ đóng vị thế

– Giá kích hoạt cắt lỗ: mức giá để kích hoạt lệnh cắt lỗ

Lệnh chốt lời, cắt lỗ chỉ có hiệu lực trong ngày đặt lệnh.

3. Lệnh Trailing Stop

Lệnh Trailing Stop là một dạng tiến hóa của lệnh cắt lỗ (Stop Loss). Thay vì chỉ định một mức giá cụ thể, lệnh này tự động điều chỉnh mức Stop Loss theo diễn biến của giá chứng khoán. Ví dụ, nếu đặt lệnh Trailing Stop 2%, nó sẽ theo dõi mức giá cao nhất (nếu bạn mua) hoặc thấp nhất (nếu bạn bán) từ khi bạn mở vị thế và tự động điều chỉnh Stop Loss để bảo vệ lợi nhuận.

Định nghĩa các thông số của lệnh Trailing Stop:

– Bước giá trượt: khoảng cách từ đáy tới điểm Mua, hoặc từ đỉnh về điểm Bán.

– Bước giá kích hoạt: tăng khả năng khớp lệnh khi lệnh được đẩy vào sàn.

– Giá kích hoạt ban đầu: giá cao nhất Quý khách chấp nhận mua hoặc giá thấp nhất Quý khách chấp nhận bán tại thời điểm đặt lệnh.

Thời hạn hiệu lực của lệnh: lệnh chỉ có hiệu lực đến hết ngày lệnh được đặt. Lệnh có thể được đặt từ 0h đến 24h, nhưng sẽ hết hạn tại 24h cùng ngày.

4. Lệnh OCO (One Cancels Other)

Lệnh OCO là một loại lệnh phức tạp cho phép đặt cùng lúc hai lệnh điều kiện khác nhau. Khi một trong hai lệnh điều kiện được kích hoạt, lệnh còn lại sẽ tự động bị hủy. Ví dụ, Nhà đầu tư có thể đặt một lệnh mua và một lệnh bán với điều kiện khác nhau, và khi một trong hai lệnh này được thực hiện, lệnh còn lại sẽ bị hủy.

Lệnh OCO gồm các thông số:

– Giá đặt: Là giá chốt lãi kì vọng để đóng vị thế.

– Giá cắt lỗ: Là mức giá cắt lỗ khách hàng xác định trước

– Biên trượt: Là khoảng cách tăng/giảm tính trên giá cắt lỗ đã thiết lập, để điều chỉnh giá đặt lệnh cắt lỗ giúp tăng khả năng khớp lệnh.

– Giá đặt (cắt lỗ) điều chỉnh: là giá cắt lỗ đã được điều chỉnh theo biên trượt.

• Nếu lệnh OCO là Mua: Giá đặt (cắt lỗ) điều chỉnh = Giá cắt lỗ + Biên trượt, Giá đặt điều chỉnh được kích hoạt khi Giá thị trường >= Giá cắt lỗ.

• Nếu lệnh OCO là Bán: Giá đặt (cắt lỗ) điều chỉnh = Giá cắt lỗ – Biên trượt, Giá đặt điều chỉnh được kích hoạt khi Giá thị trường =< Giá cắt lỗ.

5. Lợi ích của lệnh điều kiện

Khi giao dịch phái sinh, lệnh điều kiện giúp Nhà đầu tư:

  • Giảm Rủi Ro: Ngăn chặn thua lỗ không kiểm soát và bảo vệ lợi nhuận.
  • Tự Động Hóa: Hỗ trợ tự động hóa quyết định mua bán theo kịch bản được thiết lập trước.
  • Tăng Hiệu Quả: Nhà đầu tư tập trung hơn vào phân tích thị trường thay vì theo dõi liên tục mức giá.

Việc hiểu và sử dụng các lệnh điều kiện trong giao dịch chứng khoán phái sinh không chỉ giúp các nhà đầu tư tránh được những sai lầm chi phí đắt mà còn tối ưu hóa hiệu quả đầu tư. Khi đầu tư chứng khoán, hãy luôn cập nhật và thử nghiệm các cách thức phù hợp với mục tiêu và chiến lược đầu tư của bạn.

Để giao dịch chứng khoán phái sinh với mức phí tốt cùng trải nghiệm giao diện thân thiện với người dùng tại Pinetree, nhà đầu tư mở tài khoản phái sinh ngay trên ứng dụng Alpha Trading tại đây.

Công ty cổ phần chứng khoán Pinetree

 

Bài viết sử dụng hình ảnh của freepik và các trang web cho sử dụng hình ảnh miễn phí khác.

Copyright 2022. Công ty Cổ phần chứng khoán Pinetree | GPKD: 0101294902