Phiên 13/8: Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng cổ phiếu Việt Nam, một mã ngân hàng được "gom" gần 400 tỷ đồng
Tại chiều mua, cổ phiếu HDB tiếp tục là tâm điểm mua ròng của khối ngoại với giá trị 380 tỷ đồng sau khi "gom" hơn 200 tỷ đồng phiên trước đó. Theo sau, cổ phiếu VNM được mua mạnh 152 tỷ đồng; FPT, CTG và MWG là các mã tiếp theo được gom từ 48 tới 77 tỷ đồng.
Ngược lại, HPG chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với gần 234 tỷ đồng; TCB, NLG cũng bị "xả" lần lượt 75 tỷ và 35 tỷ.
Trên HNX, khối ngoại bán ròng 6 tỷ đồng
Tại chiều bán, TNG bị khối ngoại bán ròng gần 6 tỷ đồng, xếp tiếp theo, DTD và LAS cũng bị bán ròng 5 tỷ và 4 tỷ đồng. Ngoài ra khối ngoại cũng bán ròng tại VTZ, BVS,...
Chiều mua, cổ phiếu PVS được khối ngoại mua 6 tỷ đồng. Theo sau, CEO và IDC cũng được mua ròng mỗi mã 3 tỷ đồng.
cafef.vn
Đề xuất quy định về kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư quy định về kiểm toán độc lập đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Dự thảo Thông tư này quy định về kiểm toán độc lập báo cáo tài chính, thực hiện dịch vụ bảo đảm đối với hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Dự thảo quy định, định kỳ hằng năm, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập theo quy định của Thông tư này để thực hiện kiểm toán độc lập báo cáo tài chính; dịch vụ bảo đảm đối với hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
Việc kiểm toán báo cáo tài chính bán niên, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các công việc kiểm toán khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
cafef.vn
Hàng loạt thương hiệu tiêu dùng Mỹ gặp khó tại Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc - nơi có dân số gấp 4 lần dân số của Mỹ đã thu hút các tập đoàn đa quốc gia trong nhiều thập kỷ qua nhờ quy mô thị trường rộng lớn và tốc độ phát triển nhanh. Tuy nhiên, tăng trưởng chậm hơn và cạnh tranh gia tăng trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng khiến cho các doanh nghiệp, các công ty của Mỹ cảm thấy áp lực.
Chuỗi thức ăn nhanh McDonald's từng tự hào chia sẻ rằng cứ mỗi 10 giờ, chuỗi sẽ mở một nhà hàng mới tại quốc gia tỷ dân trong năm 2023. Thế nhưng giờ đây sự tự tin đó đã không còn. McDonald's cho biết, doanh số bán hàng cho phân khúc thị trường nhượng quyền quốc tế của họ đã giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước. Phân khúc này bao gồm cả Trung Quốc, nơi mà công ty cho biết doanh số đã giảm, nhưng không nêu rõ là giảm bao nhiêu.
Ông Christopher Kempczinskin - Chủ tịch kiêm CEO McDonald's cho biết: "Tâm lý tiêu dùng tại Trung Quốc hiện khá yếu. Người dân thay đổi hành vi, họ săn khuyến mãi và mua ở nơi nào giá tốt nhất".
cafef.vn
**Bài viết mang tính chất tham khảo, không phải khuyến nghị mua bán.