Khối ngoại là gì? Tìm hiểu về Nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán phát triển cùng với dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức trong nước, dòng tiền khối ngoại cũng đang tăng mạnh. Với súc ảnh hưởng không nhỏ, khối ngoại đang đóng vai trò quan trọng trong việc định hình diễn biến thị trường. Trong bài viết này, Pinetree sẽ giúp nhà đầu tư hiểu được những khái niệm cơ bản xung quanh các thuật ngữ “khối ngoại”, “room khối ngoại”.
Khối ngoại, room ngoại là gì?
Khối ngoại là thuật ngữ được dùng để chỉ các nhà đầu tư chứng khoán đến từ nước ngoài. Đây có thể là các tổ chức, quỹ đầu tư, ngân hàng hoặc cá cá nhân có nguồn lực tài chính, muốn mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách đầu tư vào thị trường chứng khoán thông qua việc nắm giữ cổ phiếu hoặc các sản phẩm tài chính khác của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Các hoạt động giao dịch của nhóm khối ngoại này sẽ được tổng hợp và theo dõi riêng biệt với quy định về giới hạn quyền sở hữu cổ phiếu tại thị trường Việt Nam, hay còn được biết đến với thuật ngữ “Room ngoại”. Những quy định này được đưa ra nhằm tránh rủi ro trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam.
Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài ở từng ngành sẽ khác nhau. Đối với ngân hàng, tỷ lệ này nằm ở mức là 30%, và các ngành khác là 49%. Trong một số trường hợp đặc biệt, khối ngoại có thể sở hữu thêm cổ phần. Việc tăng/giảm room ngoại sẽ do doanh nghiệp quyết định, nhưng cần được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Như với cổ phiếu VCB, tính đến 12/09/2024, hiện room ngoại đang chiếm hơn 20%. Trong đó, 2 cổ đông lớn là Mizuho Bank, Ltd và GIC Private Limited với tỉ lệ sở hữu lần lượt là 12.7% và 2.16%.
Vì sao thị trường chứng khoán Việt Nam được khối ngoại quan tâm?
Dòng tiền từ khối ngoại tăng cũng cho thấy được sự quan tâm từ các tổ chức nước ngoài đến doanh nghiệp trong nước ngày càng cao. Các yếu tố chính thu hút khối ngoại đến thị trường Việt Nam có:
- Tăng trưởng kinh tế ổn định: Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn.
- Thị trường tiêu dùng nội địa lớn: Với dân số trẻ và đông đảo, Việt Nam sở hữu một thị trường tiêu dùng nội địa tiềm năng.
- Chính sách mở cửa và hội nhập: Việt Nam tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
- Cơ cấu dân số trẻ: Lực lượng lao động trẻ, năng động và có trình độ là một lợi thế lớn cho nền kinh tế Việt Nam.
Ảnh hưởng của khối ngoại đến thị trường chứng khoán Việt Nam
Sự tham gia của khối ngoại đã mang đến nhiều tác động tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam:
- Tăng tính minh bạch: Khối ngoại thường có yêu cầu cao về tính minh bạch của doanh nghiệp. Sự hiện diện của họ đã thúc đẩy các công ty niêm yết nâng cao chất lượng báo cáo tài chính và quản trị doanh nghiệp.
- Tăng thanh khoản: Khối ngoại với nguồn vốn lớn đã góp phần tăng cường thanh khoản cho thị trường, giúp nhà đầu tư dễ dàng mua bán cổ phiếu.
- Truyền cảm hứng: Các quyết định đầu tư của khối ngoại thường được các nhà đầu tư trong nước theo dõi và học hỏi. Điều này tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực trên thị trường.
- Nguồn vốn ngoại lớn: Dòng vốn đầu tư của khối ngoại giúp bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển.
Với sức ảnh hưởng của mình, nhiều nhà đầu tư cá nhân thường đầu tư theo khối ngoại. Khi thấy một cổ phiếu được các quỹ đầu tư, tổ chức mua nhiều, thanh khoản tăng sẽ mua theo và ngược lại, khi một cổ phiếu có lượng bán tăng cao, họ sẽ bán theo. Có hai thuật ngữ thường thấy trên các bản tin về thị trường hàng ngày:
- Khối ngoại mua ròng: Là khi khối lượng cổ phiếu khối ngoại mua vào lớn hơn khối lượng bán ra.
- Khối ngoại bán ròng: Là khi khối lượng cổ phiếu khối ngoại bán ra nhiều hơn khối lượng mua vào.
Theo nhiều chuyên gia tài chính, những nhà đầu tư nước ngoài thường khá nhạy bén với thị trường và có thể dự đoán xu hướng chính xác thông qua việc phân tích biểu đồ. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư cá nhân trong nước thường tin tưởng và lựa chọn giao dịch theo nhà đầu tư ngoại.
Khối ngoại bán ròng liên tục một cổ phiếu cũng được nhiều nhà đầu tư trong nước coi như là dự báo xấu. Chỉ trong tháng 8/2024, cổ phiếu HPG đã bị khối ngoại bán ròng hơn 100 triệu cổ phiếu tương đường với giá trị gần 2.500 tỉ đồng, đây là con số kỉ lục chưa từng có của Tập đoàn Hòa Phát. Trước áp lực bán mạnh của khối ngoại, cổ phiếu HPG đã giảm mạnh từ 30.000 đồng/ cổ phiếu về vùng giá 25.000 đồng/ cổ phiếu. Nguyên nhân đến từ tỉ lệ tồn kho cao tại các đại lý, nhu cầu yếu trong mùa mưa và sự gia tăng cạnh tranh từ xuất khẩu tiếp tục gây áp lực lên giá bán.
Dòng tiền từ khối ngoại đã mang đến những tác động tích cực và góp phần phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, tuy nhiên để tránh bị tác động thụ động và ảnh hưởng đến những quyết định đầu tư của mình, nhà đầu tư nên trang bị cho mình kiến thức về thị trường chứng khoán và chỉ tham khảo những yếu tố trên khi cần.
Công ty Cổ phần chứng khoán Pinetree
-
Zalo OA: Chứng khoán Pinetree
-
Fanpage: Chứng khoán Pinetree
-
Youtube Channel: Pinetree Securities
-
Group Facebook: Diễn đàn chứng khoán không ngán