Cẩn thận mất hàng trong “Bear Trap” khi đầu tư chứng khoán - PineTree Securities
Cẩn thận mất hàng trong “Bear Trap” khi đầu tư chứng khoán
Kinh nghiệm đầu tư 27/01/2021

Cẩn thận mất hàng trong “Bear Trap” khi đầu tư chứng khoán

Cẩn thận mất hàng trong “Bear Trap” khi đầu tư chứng khoán

Trái ngược với Bull trap, “Bear trap” – hay còn được gọi là “Bẫy giá giảm”, là một thuật ngữ ám chỉ một tín hiệu giao đánh lừa nhà đầu tư rằng xu hướng tăng giá đã kết thúc và thị trường có thể sớm bước vào giai đoạn điều chỉnh, khiến nhà đầu tư vội vàng bán tháo cổ phiếu. So với Bull trap, Bear trap cũng gây ra những thiệt hại không hề nhỏ cho nhà đầu tư.

Tham khảo bài viết về Bull Trap

Khái niệm Bear Trap

Bear Trap là trường hợp khi thị trường đang ở trong xu hướng đi lên nhưng giá lại có hành động bứt phá giả đi xuống. Bứt phá ở đây được hiểu là giá giảm vượt xuống ngưỡng hỗ trợ chính khiến nhiều người tưởng rằng nó đã đảo chiều từ xu hướng tăng sang giảm. Nhưng không lâu sau đó, giá bắt đầu ổn định và đi lên theo xu hướng cũ, thường là với cú tăng mạnh.

Trên thị trường chứng khoán, Bear Trap thường không gây lỗ trực tiếp cho nhà đầu tư. Nhưng nó làm giảm lợi nhuận tích lũy từ giai đoạn tăng giá trước đó đồng thời khiến nhà đầu tư bỏ lỡ cơ hội duy trì vị thế, vì sau đó nhà đầu tư có thể sẽ phải mua lại với giá cao hơn nếu muốn tiếp tục nắm giữ cổ phiếu. Ngoài ra, Bear Trap có thể làm tăng chi phí giao dịch cho nhà đầu tư vì phải bán đi mua lại nhiều lần để duy trì vị thế.

Bear Trap thường xảy ra khi nào?

Có khá nhiều nguyên nhân đằng sau một cú Bear Trap. Giới đầu tư thường cho rằng nguyên nhân lớn nhất tới từ các “Tay to”, hay còn được biết tới với tên gọi “Đội lái”. Với lợi thế về quy mô vốn, họ liên tục đặt các lệnh mua bán tạo cung cầu ảo nhằm dìm giá cổ phiếu xuống thấp, đôi khi cũng kết hợp các tin tức tiêu cực về cổ phiếu nhằm mục đích làm cho nhà đầu tư hoảng loạn.

Khi các tín hiệu tiêu cực xuất hiện, nhà đầu tư sẽ ồ ạt bán ra khiến cho giá cổ phiếu giảm liên tục. Thậm chí đối với những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy margin cao, việc giá cổ phiếu giảm sẽ khiến nhà đầu tư bị CTCK force sell ở mức giá rất thấp, thường là giá sàn.

Và các Đội lái chỉ chờ có vậy, họ sẽ đặt lệnh mua gom cổ phiếu với giá vốn rất thấp. Khi nhà đầu tư nhỏ lẻ không còn cổ phiếu để bán ra nữa thì Đội lái sẽ thực hiện kéo giá cổ phiếu trở lại xu hướng tăng như ban đầu, khiến nhà đầu tư luyến tiếc và nôn nóng, dẫn tới việc phải mua đuổi lại cổ phiếu ở mức giá cao hơn, thậm chí ra rất cao so với giá bán.

Ngoài ra cũng có một nguyên nhân khách quan dẫn tới Bear Trap, đó là khi có một lượng lớn nhà đầu tư cảm thấy thị trường đi lên quá nhiều và muốn chốt lời, tạo ra hiệu ứng điều chỉnh giá tạm thời. Điển hình là trước các dịp nghỉ lễ tết, nhà đầu tư thường chủ động bán cổ phiếu để giữ tiền mặt, đồng thời hạ tỷ trọng nợ margin, vì các khoản nợ margin vẫn bị tính lãi trong cả những ngày nghỉ lễ. Tuy nhiên khi hiệu ứng này kết thúc, giá cổ phiếu lại tiếp tục đi lên.

Tham khảo bài viết về Margin

Làm thế nào để đề phòng Bear Trap?

Thực tế Bear Trap không gây lỗ trực tiếp cho nhà đầu tư, nhưng nó có thể sẽ làm cho khoản lãi tích lũy được từ giai đoạn tăng giá trước đó, hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội tiềm năng. Do đó việc nhận biết và đề phòng Bear Trap là vô cùng quan trọng.

Thứ nhất, tuyệt đối hạn chế giao dịch trong các tính huống nghi ngờ có Bear trap. Nói thì có vẻ đơn giản nhưng việc này đòi hỏi khá nhiều về tâm lý, bản lĩnh cũng như kinh nghiệm giao dịch của nhà đầu tư. Điển hình là các nhà đầu tư mới (F0) thường có tâm lý hưng phấn thái quá còn các nhà đầu tư đã có kinh nghiệm (Fn) thường hay quá cẩn trọng.

Thứ 2, luôn đặt việc quản lý vốn lên hàng đầu. Giai đoạn tăng giá thường là giai đoạn cả thị trường đều có lãi, khiến cho nhà đầu tư quá tự mãn và tự tin vào khả năng ra quyết định của mình. Hệ quả là nhà đầu tư sẽ vào các lệnh lớn hơn và dùng đòn bẩy margin ở mức cao, việc này sẽ gây ra áp lực vô cùng lớn khi Bear Trap xảy ra và làm cho nhà đầu tư dễ có những quyết định sai lầm.

Cuối cùng, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nhà đầu tư nên trang bị kiến thức và kỹ năng để nhận biết dấu hiệu Bear Trap sớm để có những đối sách phòng tránh. Một trong nhưng công cụ nhận biết Bẫy giảm giá là Phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư có thể tìm kiếm và học hỏi rất nhiều tài liệu về Phân tích kỹ thuật trên internet hoặc các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trên thị trường.

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Công ty cổ phần chứng khoán Pinetree

 

Bài viết sử dụng hình ảnh của freepik và các trang web cho sử dụng hình ảnh miễn phí khác.

Copyright 2022. Công ty Cổ phần chứng khoán Pinetree | GPKD: 0101294902