Phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh | CK Pinetree
Phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh
Kiến thức 16/07/2021

Phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh

Phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh

Để đưa ra được quyết định đầu tư phù hợp nhất với bản thân, Nhà đầu tư cần hiểu rõ đặc điểm, bản chất cơ bản của mỗi loại chứng khoán, đặc biệt là chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở. Nếu không hiểu rõ, có thể dẫn đến đầu tư thua lỗ và mất tiền oan. Bài viết sau đây của Pinetree sẽ giúp Nhà đầu tư so sánh đặc điểm cơ bản của hai loại thị trường này.

1. Chứng khoán cơ sở là gì?

Chứng khoán cơ sở (Tiếng Anh: Underlying Sercurity) là các sản phẩm chứng khoán được niêm yết trên sàn chứng khoán và được sử dụng làm tài sản cơ sở cho sự hình thành của các loại chứng khoán phái sinh (bao gồm cả chứng quyền).

Để trở thành chứng khoán cơ sở, các sản phẩm chứng khoán phải thuộc chỉ số VN30 hay HNX30 và đáp ứng nhiều điều kiện và tiêu chí của Ủy ban chứng khoán Việt Nam về giá trị vốn hóa trên thị trường, mức độ thanh khoản, tỷ lệ tự do chuyển nhượng và kết quả hoạt động kinh doanh của daonh nghiệp phát hành.

Có hai loại chứng khoán cơ sở chính:

  • Cổ phiếu: Cổ phiếu đang được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán HOSE và HNX.
  • Trái phiếu: Bao gồm cả các trái phiếu linh hoạt được tạo ra nhằm tăng tính thanh khoản.

Thị trường chứng khoán cơ sở là nơi các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán cơ sở diễn ra. Hàng hóa của thị trường này là chứng khoán cơ sở, chính vì vậy nó phản ánh phần nào thông tin về chi phí vốn, cũng như giá cả của nguồn vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán.

2. Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh (Tiếng anh: Derivatives) là 1 hợp đồng tài chính được thiết lập ngày hôm nay giữa hai bên tham gia, về một giao dịch sẽ được thực hiện vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Giao dịch được thỏa thuận trong hợp đồng thường liên quan đến việc mua/ bán một tài sản – chính là tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh. Trong thời gian tồn tại của hợp đồng, giá trị của chứng khoán phái sinh không cố định mà thay đổi theo sự biến động giá tài sản cơ sở của nó.

3. Những điểm khác biệt giữa Chứng khoán cơ sở và Chứng khoán phái sinh

STT Nội dung Chứng khoán cơ sở Chứng khoán phái sinh
1 Ký quỹ
  • Phải có đủ 100% tiền và cổ phiếu trước khi giao dịch.
  • Có thể vay ký quỹ để mua cổ phiếu. Chỉ các cổ phiếu đạt tiêu chuẩn mới được giao dịch ký quỹ.
  • Chỉ ký quỹ một tỷ lệ nhất định so với giá trị các hợp đồng tương lai.
  • Hiện tại tỷ lệ ký quỹ theo quy định của  VSD là 13% nhưng để phòng ngừa rủi ro.
2 Thời gian giao dịch 09h00 – 11h30; 13h00 – 15h00 08h45 – 11h30; 13h00 – 14h45
3 Các loại lệnh giao dịch ATO, ATC, LO, MAK, MOK, MTL ATO, ATC, LO, MAK, MOK, MTL
4 Phương thức giao dịch Khớp lệnh và thỏa thuận Khớp lệnh và thỏa thuận
5 Nguyên tắc khớp lệnh Ưu tiên về giá và thời gian Ưu tiên về giá và thời gian
6 Bước giá Sàn HSX < 10.000 đồng: 10 đồng 10.000 – 49.950: 50 đồng ≥ 50.000: 100 đồng Sàn HNX và UpCom 100 đồng 0.1 điểm chỉ số (Hợp đồng tương lai chỉ số VN30)
7 Biên độ dao động giá ± 7% (đối với sàn HOSE) ± 10% (đối với sàn HNX) ± 15% (đối với sàn UPCOM) ± 7%
8 Giá tham chiếu
  • Là giá đóng cửa của cổ phiếu trong phiên giao dịch liền trước.
  • Ngày giao dịch đầu tiên: mức giá do doanh nghiệp đăng ký và HNX, HOSE phê duyệt.
  • Là giá thanh toán cuối ngày của hợp đồng tương lai trong ngày giao dịch liền trước.
  • Ngày giao dịch đầu tiên: là giá lý thuyết (do VSD tính toán và công bố).
9 Thời gian sở hữu Không giới hạn Sở hữu tối đa đến ngày đáo hạn
10 Số lượng niêm yết Có giới hạn (phụ thuộc vào tổ chức phát hành cổ phiếu) Không giới hạn
11 Khối lượng phát hành Theo quy mô vốn của các doanh nghiệp Không giới hạn
12 Khối lượng giao dịch tối thiểu Bội số 100 cổ phiếu 1 hợp đồng
13 Khối lượng giao dịch tối đa 500.000 CP/ lệnh đối với sàn HOSE – 999.990 CP/ lệnh đối với sàn HNX và Upcom 500 hợp đồng/lệnh
14 Khối lượng nắm giữ tối đa Không giới hạn, trừ một số trường hợp đặc biệt hạn chế tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài.
  • Nhà đầu tư cá nhân: 5.000 hđ
  • Tổ chức: 10.000 hđ
  • Nhà đầu tư chuyên nghiệp (tổ chức có tư cách pháp nhân): 20.000 hđ
15 Thời gian thanh toán
  • Ngày T+0: ghi nhận giao dịch
  • Ngày T+1: ngày chờ tiền, cổ phiếu về
  • Ngày T+2: ngày thanh toán
  • Ngày T+3: có thể giao dịch tiếp
  • Ngày T+0: ghi nhận giao dịch. Có thể mua bán liên tục trong ngày
  • Ngày T+1: ngày thanh toán lãi/lỗ
  • Việc thanh toán thực hiện vào cuối giờ giao dịch hàng ngày.
  • Nếu tài khoản lỗ ròng khiến số dư ký quỹ dưới mức quy định, nhà đầu tư phải bổ sung vào sáng ngày giao dịch hôm sau, nếu không sẽ bị buộc đóng vị thế.
  • Nếu tài khoản lãi ròng, nhà đầu tư sẽ được nhận lãi phát sinh vào sáng ngày hôm sau.
16 Khả năng bán khống chứng khoán Chưa được thực hiện Thực hiện bằng hình thức tham gia vị thế bán

Xem video dưới đây của Pinetree để năm được 5 điểm khác biệt giữa chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh:

5 diểm khác biệt của chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9,9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Banner Seo 1200x300 Ekyc 1

Công ty cổ phần chứng khoán Pinetree

Copyright 2022. Công ty Cổ phần chứng khoán Pinetree | GPKD: 0101294902
Tạo phản hồi mới
Tra cứu phản hồi