Chỉ số ROE trong phân tích tài chính doanh nghiệp - PineTree Securities
Chỉ số ROE trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Kiến thức 21/10/2021

Chỉ số ROE trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Chỉ số ROE trong phân tích tài chính doanh nghiệp

ROE là một chỉ số tài chính được các nhà đầu tư sử dụng để đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của một công ty đồng thời giúp nhà đầu tư đánh giá cổ phiếu tiềm năng. Vậy, chỉ số ROE là gì? Cách tính và ý nghĩa của ROE như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chỉ số ROE là gì?

ROE (Return On Equity) là tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu. Như cái tên của nó, đây là chỉ số đo lường khả năng sinh lời của một khoản đầu tư trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Cũng có thể hiểu rằng chỉ số này đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của công ty.

ROE là một chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư tiềm năng. Vì họ muốn xem công ty sẽ sử dụng tiền của họ để tạo ra lợi nhuận hiệu quả như thế nào. Tỷ lệ này thường được sử dụng để so sánh sức khỏe của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành và với thị trường rộng lớn hơn.

Công thức tính chỉ số ROE

ROE = (Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu) *100%

  • Lợi nhuận sau thuế là số thu nhập, chi phí ròng và thuế mà một công ty tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Vốn chủ sở hữu là phần chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả của công ty. Đây là số tiền còn lại nếu một công ty quyết định thanh toán các khoản nợ của mình tại một thời điểm nhất định.

ROE được biểu thị bằng phần trăm. Nó có thể được tính cho bất kỳ công ty nào nếu thu nhập ròng và vốn chủ sở hữu đều là số dương. Cách tính ROE dựa trên vốn chủ sở hữu bình quân trong một thời kỳ được coi là phương pháp hay nhất. Vì nó tránh sự không khớp giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán.

Công thức này đặc biệt có lợi khi so sánh các công ty trong cùng một ngành. Vì nó có xu hướng đưa ra các chỉ dẫn chính xác về công ty nào đang hoạt động với hiệu quả tài chính cao hơn. Điều đó có thể giúp đánh giá bất kỳ công ty nào có tài sản chủ yếu là hữu hình hơn là vô hình.

Chỉ số ROE như thế nào là tốt?

ROE tốt hay xấu còn phụ thuộc vào ROE trung bình ngành của công ty. Một số ngành có xu hướng ROE cao hơn những ngành khác (hoặc yêu cầu ít vốn tự có hơn để hoạt động). Do đó, so sánh ROE thường có ý nghĩa nhất giữa các công ty trong cùng ngành. Và định nghĩa tỷ lệ “cao” hay “thấp” còn phụ thuộc vào bối cảnh của công ty.

Ví dụ, ROE tiêu chuẩn cho một doanh nghiệp ngành công nghiệp ô tô là khoảng 12,5%. Tuy nhiên, đôi với công ty trong lĩnh vực bán lẻ thì ROE là trên 18%. Sự khác nhau về tiêu chuẩn ROE giữa hai doanh nghiệp trên phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố ngành hàng đang kinh doanh. Chỉ số ROE càng cào càng thể hiện được công ty đang quản lý và sử dụng hiểu quả nguồn vốn của mình.

Môt điểm lưu ý với các nhà đầu tư khi xét đến chỉ số ROE của một công ty là nên đánh giá theo khoảng thời gian, ít nhất là ba năm. Công ty có ROE>20% thì được xem là có sức cạnh tranh tốt.

Ý nghĩa của chỉ số ROE

Chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp, hay nói cách khác một đồng vốn bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lời. ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng có hiệu quả.

Ngoài ra, ROE cao duy trì trong nhiều năm cũng thể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao.

Hai ví dụ dưới đây sẽ giải thích rõ hơn về chỉ số ROE:

Image 1

Trên đây là chỉ số ROE của Vinhomes (VHM) trong bốn năm từ 2018 đến 2021 luôn duy trì ở mức 30%. Điều này cho thấy Vinhomes sử dụng vốn của cổ đông rất hiệu quả và ổn định. Đây là lí do giá cổ phiếu VHM luôn ở mức tăng trưởng tốt và được nhiều nhà đầu tư săn đón.

Chỉ số ROE trong phân tích tài chính doanh nghiệp

Ngược lại, đây là chỉ số ROE của tập đoàn FLC. Các chỉ số từ năm 2016 đến năm 2020 đều ở mức giảm dần và đáng báo động năm 2020, chỉ số ROE của FLC dừng lại ở mức 1.19. Chỉ số ROE của FLC sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định của các nhà đầu tư, và mã cổ phiếu của tập đoàn không nên đầu tư dài hạn.

Nhà đầu tư cần lưu ý không có chỉ số nào có thể đánh giá được sức khỏe doanh nghiệp một cách chính xác nhất, bởi vậy, nhà đầu tư cần kết hợp với nhiều chỉ số trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Một số chỉ số khác nhà đầu tư có thể tham khảo: EBIT, ROA, P/E, P/B….

Video

Nguồn: Tổng hợp

Chứng khoán Pinetree miễn phí hoàn toàn phí giao dịch trọn đời và công cụ lãi suất Margin 9%/năm không kèm điều kiện. Đây là mức phí tốt nhất thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.

Công ty Cổ phần chứng khoán Pinetree

Bài viết sử dụng hình ảnh của freepik và các trang web cho sử dụng hình ảnh miễn phí khác.
Copyright 2022. Công ty Cổ phần chứng khoán Pinetree | GPKD: 0101294902