Giá hợp đồng phái sinh - Cách tính giá đơn giản dễ hiểu nhất
Hợp đồng phái sinh bao nhiều tiền? Cách tính giá hợp đồng phái sinh chính xác nhất
Kiến thức cơ bản 21/06/2024

Hợp đồng phái sinh bao nhiều tiền? Cách tính giá hợp đồng phái sinh chính xác nhất

Hợp đồng phái sinh bao nhiều tiền? Cách tính giá hợp đồng phái sinh chính xác nhất

Chứng khoán phái sinh là một trong những kênh đầu tư tài chính hiệu quả. Phái sinh giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và gia tăng an toàn cho tài khoản của nhà đầu tư. Tuy nhiên, để đầu tư phái sinh hiệu quả và an toàn, nhà đầu tư cần có kiến thức về thị trường chứng khoán. Trong bài viết này, Pinetree sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng về hợp đồng phái sinh và cách tính giá của hợp đồng phái sinh.

1. Hợp đồng phái sinh là gì?

Hợp đồng phái sinh là hợp đồng tài chính được thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên để giao dịch tài sản cơ sở (trái phiếu, chứng khoán, tiền tệ, lãi suất,…). Đây là loại hợp đồng được tạo ra với mục đích phân tán rủi ro, bảo vệ, đồng thời giúp gia tăng lợi nhuận cho các bên tham gia.

2. Các loại hợp đồng phái sinh hiện nay

Trên thị trường hiện nay đang có 4 loại hợp đồng phái sinh phổ biến nhất.

2.1 Hợp đồng kì hạn

Hợp đồng kỳ hạn được thực hiện thông qua thỏa thuận giữa 2 bên. Đây không phải là giao dịch trên sàn chứng khoán. Thời điểm bắt đầu kí kết đến ngày thanh toán được gọi là kì hạn hợp đồng. Giá giao dịch cũng được xác định trong ngày thanh toán hợp đồng. Đến ngày thanh toán, dù giá thị trường tăng hay giảm thì các bên tham giá kí hợp đồng vẫn bắt buộc phải thực hiện giao dịch theo đúng giá trị đã thỏa thuận. Hợp đồng kỳ hạn không cần thực hiện kí quỹ.

2.2 Hợp đồng tương lai

Giống với hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai là hợp đồng giữa các bên sẽ thực hiện giao dịch vào tương lai với mức giá được quy định cụ thể tại thời điểm ký kết hợp đồng. Đây là loại hợp đồng phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán hiện nay. HĐ tương lai yêu cầu các bên tham gia cần kí quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán. Việc ký quỹ giúp giảm thiểu rủi ro và sẽ mang lại lợi nhuận cao nếu sử dụng đòn bầy tài chính đúng cách.

VD: Ngày 20/06/2024, bên A kí hợp đồng tương lai mua 5 tấn khoai với bên B với giá 20.000đ/kg. Thời điểm giao hàng và thời điểm tính giá được xác định là ngày 20/09/2024. Đến ngày 20/09/2024, giá khoai đã tăng lên 25.000đ/kg. Bên B có 2 lựa chọn, bán 5 tấn khoai với mức giá 20.000đ/kg như trong hợp đồng đã kí với bên A. Hoặc bên B không bán gạo cho bên A nhưng phải thanh toán khoản phí chênh lệch là 5.000 x 5000 = 25.000.000đ.

2.3 Hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng này được sử dụng khi hai bên đồng ý giao dịch với các điều khoản cho vay. Hợp đồng có thể hoán đổi lãi suất để chuyển đổi từ khoản vay lãi cố định sang khoản vay thay đổi hoặc ngược lại. Những điều khoản này thường không cố định, dựa theo thuận giữa các bên hoặc giao dịch trên thị trường OTC, được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ.

2.4 Hợp đồng quyền chọn

Giống như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn cũng là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán chứng khoán vào một thời điểm xác định trong tương lai. Tuy nhiên, người mua bán trong hợp đồng quyền chọn hoàn toàn có thể từ chối giao dịch.

Lưu ý, dù có thực hiện hợp đồng hay không, người mua vẫn phải thanh toán cho người bán một mức phí nhất định, đây được coi là phí mua quyền.

3. Cách tính giá hợp đồng phái sinh

Để biết được cách tính giá trị của 1 hợp đồng phái sinh, Nhà đầu tư cần tìm hiểu một số khái niệm sau đây:

  • Kí quỹ biến đổi (VM): Đây là số tiền được thêm vào kí quỹ biến đổi khi Nhà đầu tư đang ở trạng thái lỗ.
  • Kí quỹ ban đầu (Initial Margin – viết tắt IM): Đây là khoản tiền Nhà đầu tư cần phải có trong tài khoản để đặt cọc cho CTCK nhằm đảm bảo khả năng thanh toán. Công thức tính:
    • IM = Giá trị giao dịch * Hệ số nhân hợp đồng * Số lượng hợp đồng giao dịch * Tỷ lệ ký quỹ yêu cầu
  • Kí quỹ duy trì (Margin Requirement – MR): Đây là mức vốn tối thiểu theo yêu cầu của CTCK để duy trì tài khoản kí quỹ.
    • MR = IM + VM
  • Giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ (VKQ): Khoản ký quỹ được xác định dựa trên mức giá trị và tỉ lệ chiết khấu, có thể là tiền mặt hoặc cổ phiếu chứng khoán.
  • Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ (AR): Tính theo công thức: AR = MR/VKQ
  • Vị thế mua: NĐT kỳ vọng VN30 sẽ tăng trong tương lai. NĐT sẽ mua hợp đồng hay gọi là mở vị thế mua (Long position).
  • Vị thế bán: NĐT cho rằng VN30 sẽ giảm trong tương lai. NĐT sẽ bán hợp đồng và được gọi là mở vị thế bán (Short position).
  • Giới hạn vị thế: Số lượng CKPS mà nhà đầu tư có thể sở hữu tại một thời điểm nhất định. Yếu tố này dựa trên tài sản cơ sở, nhằm ổn định thị trường và tránh tình trạng đầu cơ tài chính.

Sau đây là công thức chính xác để tính giá trị của một hợp đồng phái sinh

  • Công thức này được dùng cho hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Đây là sản phẩm phái sinh đầu tiên được giao dịch tại thị trường chứng khoán Việt Nam và cũng là sản phẩm hợp đồng phái sinh được giao dịch nhiều nhất trên thị trường.
  • Cách tính giá trị hợp đồng dựa trên chênh lệch giá thanh toán cuối ngày với giá bình quân gia quyền theo số lượng của vị thế, được tính riêng theo từng mã hợp đồng. Sau khi có chênh lệch thì bù trừ ròng để xác định nghĩa vụ thanh toán của Nhà đầu tư.
    • VM cuối ngày= (DSPt – VWAP)* Số lượng HĐ * Hệ số nhân
    • Trong đó:
      • DSP: Chênh lệch giá thanh toán cuối ngày
      • VWAP: Giá bình quân gia quyền theo số lượng
      • Số lượng HĐ: dấu (+) nếu vị thế mua, dấu (-) nếu vị thế bán.
    • Có 3 trường hợp VWAP:
      • VWAP= Giá bình quân gia quyền mua khi nhà đầu tư ở vị thế mua
      • VWAP= Giá bình quân gia quyền bán khi nhà đầu tư ở vị thế bán
      • VWAP = DSPt-1 nếu không phát sinh giao dịch trong ngày
      • Số lượng HĐ: dấu (+) nếu vị thế mua, dấu (-) nếu vị thế bán.

Ví dụ: Nhà đầu tư mở 4 vị thế mua VN30F2409 với giá 1270. Sau đó tiếp tục mở 2 vị thế mua VN30F2409 với giá 1275. Nhà đầu tư giữ vị thế mua đến hết phiên, giả sử DSP là 1273.

Theo công thức ở trên, có thể tính được:

Giá bình quân gia quyền mua lúc này là: (4*1270 + 2*1275)/6 = 1271.6

VM = (1273 – 1271.6)*6*100.000 = 840.000

Vậy, lợi nhuận của NĐT thu được sẽ là 840.000đ

Tính giá hợp đồng phái sinh, lỗ lãi phái sinh

Ngày đáo hạn phái sinh

Ngày ngày đáo hạn (hay còn gọi là ngày chốt HĐ phái sinh), được hiểu là ngày giao dịch cuối các sản phẩm hợp đồng phái sinh. Khi đến ngày đáo hạn, hợp đồng của tháng hiện tại được tất toán và chuyển sang các tháng tiếp theo để giao dịch. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, theo quy định, ngày thứ 5 thứ ba hàng tháng là ngày đáo hạn phái sinh.

Để có thể giao dịch hợp đồng phái sinh, nhà đầu tư cần có tài khoản giao dịch phái sinh được mở tại các công ty chứng khoán. Để tối ưu hóa lợi nhuận và tiết kiệm tối đa chi phí, Nhà đầu tư nên quan tâm đến chính sách phí giao dịch. Pinetree đang có chính sách phí cạnh tranh nhất trên thị trường. Để mở tài khoản phái sinh, Nhà đầu tư tải ứng dụng AlphaTrading và làm theo hướng dẫn.

Công ty cổ phần chứng khoán Pinetree

 

Bài viết sử dụng hình ảnh của freepik và các trang web cho sử dụng hình ảnh miễn phí khác.

Copyright 2022. Công ty Cổ phần chứng khoán Pinetree | GPKD: 0101294902